Thái Nguyên nằm trong vùng Đông Bắc Bộ, từ Hà Nội đến nơi đây chỉ tốn 75 km, và một trong những tỉnh nằm trong Hà Nội. Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, chính trị – xã hội của khu vực đông bắc hay cả vùng Trung du và miền núi phía bắc. Dưới đây, là những thông tin bản đồ quy hoạch thành phố Thái Nguyên được batdongsanexpress.vn tìm hiểu dành riêng cho bạn.

Phạm vi, tính chất lập quy hoạch tỉnh Thái Nguyên

Bản đồ quy hoạch thành phố Thái Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải phù hợp, thống nhất, đồng bộ với mục tiêu, định hướng, nội dung của Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm thời kỳ 2021-2030.

Phạm vi lập quy hoạch tỉnh Thái Nguyên:

Bao gồm toàn bộ địa giới hành chính của tỉnh Thái Nguyên, có diện tích tự nhiên 3.536,4 km², bao gồm 9 đơn vị cấp huyện trực thuộc tỉnh, có vị trí tiếp giáp:

  • Phía bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn
  • Phía tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang
  • Phía đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang
  • Phía nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội.

Bản đồ hành chính giới thiệu Thái Nguyên

Bản đồ hành chính giới thiệu Thái Nguyên

Tính chất lập quy hoạch tỉnh Thái Nguyên

  • Là tỉnh công nghiệp phát triển,trung tâm kinh tế của vùng Trung du và Miền núi phía Bắc với nền kinh tế hiện đại, phát triển mạnh về công nghiệp công nghệ tiên tiến, dịch vụ chất lượng cao, nông nghiệp công nghệ cao và môi trường an toàn, bền vững; là trung tâm đào tạo, y tế chuyên sâu và khoa học công nghệ có uy tín lớn ở trong nước, có các trung tâm văn hóa, nghệ thuật tiên tiến, hiện đại, mang đậm bản sắc dân tộc vùng Việt Bắc.
  • Là vùng đối trọng phía Bắc, phát triển công nghiệp, du lịch và dịch vụ y tế, giáo dục, cửa ngõ phía Bắc vùng Thủ đô Hà Nội, cửa ngõ giao lưu kinh tế – xã hội giữa vùng Trung du và Miền núi phía Bắc với vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
  • Là khu vực phòng thủ vững chắc, địa bàn trọng yếu góp phần giữ vững quốc phòng – an ninh cho cả vùng Trung du và Miền núi phía Bắc.

Vị trí thành phố Thái Nguyên

Vị trí thành phố Thái Nguyên

Thông tin, bản đồ quy hoạch không gian vùng tỉnh Thái Nguyên

TP Thái Nguyên phát triển hai bên bờ sông Cầu, theo mô hình đô thị đa trung tâm, gắn với việc hình thành các khu chức năng, như: Trung tâm lịch sử hiện hữu; Trung tâm giáo dục – đào tạo, y tế chất lượng cao, thương mại – dịch vụ, tài chính – ngân hàng; Các khu cải tạo nâng cấp; Khu phát triển mới; Khu vực phát triển công nghiệp, logistic phía Bắc; Khu vực du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp chất lượng cao; Khu dự trữ phát triển và nông nghiệp đô thị.Các khu chức năng được liên kết chặt chẽ với nhau bằng hệ thống giao thông kết nối đồng bộ, hiện đại, tạo sự ổn định cho các khu dân cư hiện hữu.

TP Thái Nguyên được phân thành nhiều khu vực có các tính chất, quy mô diện tích, dân số, định hướng không gian khác nhau, đó là:

Trung tâm lịch sử hiện hữu

Diện tích khoảng 2000ha, phạm vi bao gồm các phường trung tâm, là khu vực có ý nghĩa về văn hóa, lịch sử, trung tâm hành chính, chính trị của Tỉnh.

Trung tâm đào tạo giáo dục, y tế chất lượng cao, thương mại,dịch vụ, tài chính

  • Khu vực các trường thuộc Đại học Thái Nguyên với diện tích 423,4 ha.
  • Cụm y tế chất lượng cao với diện tích khoảng 430 ha, phạm vi thuộc phường Thịnh Đán.
  • Khu đô thị phức hợp giáo dục đào tạo chất lượng cao, tài chính, ngân hàng, thương mại, dịch vụ với diện tích khoảng 1600ha. Phạm vi thuộc các phường Tích Lương, Trung Thành, Tân Thành.

Các khu vực cải tạo, nâng cấp

Diện tích khoảng 2800 ha. Phạm vi: Phía Bắc là khu vực các phường Tân Long, Quán Triều; Phía Nam là khu vực phường Gia Sàng, Tân Lập, Phú Xá, Cam Giá (trong đó có các khu ở đô thị và khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên)

Khu vực phát triển

  • Khu đô thị Chùa Hang gắn với khu vực xã Đồng Bẩm, diện tích khoảng 700ha.
  • Khu đô thị mới Linh Sơn – Huống Thượng, diện tích khoảng 800ha.
  • Khu đô thị mới Cao Ngạn, diện tích khoảng 200ha.
  • Khu đô thị mới tại xã Đồng Liên, diện tích khoảng 80ha.
  • Khu đô thị mới phía Tây TP Thái Nguyên, diện tích 1500ha, phạm vi thuộc địa bàn các xã Phúc Xuân, Quyết Thắng, Phúc Trìu, Tân Cương và Thịnh Đức.

Bản đồ quy hoạch thành phố Thái Nguyên

Bản đồ quy hoạch thành phố Thái Nguyên

Thông tin, bản đồ quy hoạch giao thông thành phố Thái Nguyên

Sau khi bản đồ quy hoạch thành phố Thái Nguyên chấp nhận, Đây sẽ là trung tâm kinh tế công nghiệp của khu vực Việt Bắc. Tìm hiểu bản đồ Thái Nguyên quy hoạch giao thông.

Hệ thống giao thông quốc gia:

Từng bước xây dựng hoàn thiện và cơ bản hiện đại hóa mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy trong vùng theo chiến lược phát triển giao thông vận tải quốc gia, quy hoạch chi tiết đường vành đai 5 – Vùng thủ đô Hà Nội đã được phê duyệt.

  • Đường bộ: Các tuyến nâng cấp cải tạo gồm có Quốc lộ 3, Quốc lộ 37, Quốc lộ 1B. Tiếp tục hoàn thành tuyến đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn. Các tuyến xây mới gồm tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Thái Nguyên; tuyến vành đai 5 vùng Thủ đô Hà Nội đoạn Bắc Giang-Thái Nguyên- Vĩnh Phúc. Nâng cấp đường Tỉnh lộ 269 lên thành Quốc lộ 17 kết nối với tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh.
  • Đường sắt: Nâng cấp cải tạo hai tuyến đường sắt hiện có là tuyến Hà Nội – Thái Nguyên và tuyến Kép – Lưu Xá. Xây mới tuyến đường sắt Thái Nguyên – Tuyên Quang – Yên Bái để kết nối với tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai; tuyến đường sắt nội Vùng Hà Nội kết nối từ ga Bắc Hồng đến trung tâm thành phố Thái Nguyên.
  • Đường thủy: Đầu tư mở rộng cụm cảng Đa Phúc theo quy hoạch được duyệt; Duy tu, nạo vét luồng lạch thường xuyên đạt tiêu chuẩn sông cấp III từ ngã ba sông Cầu, sông Công về đến các cảng trong cụm cảng Đa Phúc. Nâng cấp cảng Núi Cốc phục vụ du lịch.
  • Bến xe: Xây mới 3 bến xe khách liên tỉnh, đạt bến xe loại 1.

Bản đồ quy hoạch giao thông thành phố Thái Nguyên

Bản đồ quy hoạch giao thông thành phố Thái Nguyên

Hệ thống giao thông vùng tỉnh:

Nâng cấp, cải tạo các tuyến đường tỉnh, đường huyện hiện có; đầu tư xây mới một số tuyến đường tỉnh trên cơ sở tuyến đường huyện hiện có. Hệ thống đường đô thị được thiết kế theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn của các đô thị xây dựng mới. Các khu vực đô thị nâng cấp, cải tạo yêu cầu đảm bảo lộ giới tối thiểu phù hợp với từng cấp đường, đồng thời bám sát hiện trạng. Đảm bảo mỗi huyện sẽ có ít nhất 1 – 2 bến xe đạt tiêu chuẩn loại IV trở lên.

Đây là thông tin về bản đồ quy hoạch thành phố Thái Nguyên. TP Thái Nguyên sau khi quy hoạch sẽ là đô thị động lực, có sức ảnh hưởng mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế – xã hội của toàn Vùng Thủ đô Hà Nội, Vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ, của tỉnh Thái Nguyên nói chung và của các huyện lân cận Thành phố, như: Phú Lương, Đồng Hỷ, Phú Bình nói riêng, đưa TP Thái Nguyên lên tầm cao mới, phát triển thịnh vượng, xứng đáng là “Thành phố sáng tạo bên sông”.