Liệu đất ruộng xây nhà được không? Quy trình chuyển đất ruộng sang đất thổ cư
Việt Nam vốn là đất nước có nền nông nghiệp lâu đời, nên diện tích đất nông nghiệp chiếm phần lớn so với diện tích đất khác. Hiện nay, có rất nhiều người dân không muốn tiếp tục canh tác trên cách thửa đất ruộng, mà muốn chuyển sang xây dựng nhà ở. Nhưng không biết liệu đất ruộng xây nhà được không? Có vi phạm pháp luật không? Cùng BATDONGSANEXPRESS.VN tìm hiểu bài viết dưới đây để có câu trả lời phù hợp nhất.
Khái quát chung về đất ruộng
Theo quy định của pháp luật đất đai là một vùng đất có ranh giới và vị trí diện tích cụ thể. Đất đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Tài nguyên đất nông nghiệp ở nước chiếm phần lớn tài nguyên đất, góp phần phát triển kinh tế của đất nước và ổn định cuộc sống của nhiều người dân. Vậy đất ruộng xây nhà được không? Trước khi trả lời câu hỏi này thì cùng tôi hiểu rõ những thông tin liên quan đến đất ruộng.
Khái quát chung về đất ruộng
Hiện nay luật đất đai không có khái niệm rõ ràng về đất ruộng mà chỉ gộp chung vào đất nông nghiệp. Theo cách hiểu thông thường của mọi người với với nhau thì đất ruộng là: Đất để trồng lúa, để trồng cây hàng năm và là một loại đất trong đất nông nghiệp được quy định tại Điều 10 năm 2013 Luật Đất đai.
Đến đây chúng ta có thể hiểu được rõ về đất ruộng và quy định của pháp luật trong việc sử dụng đất nông nghiệp. Vậy đất ruộng xây nhà được không? Chúng tôi sẽ bật mí đáp án ở phần tiếp theo của bài viết.
Đất ruộng có xây nhà được không?
Theo Luật Đất đai tại Điều 6 năm 2013 đã quy định về việc sử dụng đất phải đúng kế hoạch sử dụng đất, đúng mục đích sử dụng đất và và đúng quy hoạch. Bên cạnh đó phải sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm ảnh hưởng đến lợi ích chính đáng của những người sử dụng đất xung quanh.
Đất ruộng có xây nhà được không?
Như vậy một trong những nghĩa vụ của người sử dụng đất phải thực hiện là sử dụng đất đúng mục đích như: Đất thổ cư là đất dành cho xây nhà ở và các dự án phục vụ lợi ích khác. Đất nông nghiệp chỉ được phép trồng cây nông nghiệp không được sử dụng với mục đích khác. Thế đất ruộng xây nhà được không?
Câu trả lời là: Không được phép xây nhà ở trên đất ruộng, mà chỉ có thể xây nhà ở trên đất ở ( hay còn gọi là đất thổ cư). Việc cố ý xây dựng nhà ở trên đất ruộng khi chưa chuyển đổi được coi là vi phạm pháp luật. Vậy xây dựng nhà ở trên đất ruộng sẽ chịu mức phạt như nào?
Mức phạt đối với người xây nhà ở trên đất ruộng
Đất ruộng xây nhà được không? Thì như phần viết trên chúng tôi đã trả lời rõ ràng là không nếu muốn xây nhà thì sẽ thực hiện chuyển đổi đất. Theo quy định của pháp luật điểm d khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013, nếu cố ý xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp sẽ phải chịu xử phạt hành chính theo các mức phạt cụ thể trên từng khu vực và diện tích như sau:
- Đối với khu vực nông thôn: Diện tích vi phạm dưới 100m2 chịu mức phạt từ 03 – 05 triệu đồng. Dưới 200m2 mức xử phạt là 05 – 10 triệu đồng. Từ 500m2 đến 1000m2 sẽ nhận mức phạt là 15 – 30 triệu đồng,.... và từ 3000m2 trở lên sẽ nhận mức phạt cao nhất lên đến 250.000.000 đồng.
Mức phạt đối với người xây nhà ở trên đất ruộng
- Đối với khu vực đô thị sẽ nhận mức xử phạt cao gấp 2 lần so với nông thôn như: Với diện tích dưới 100m2 nhận mức phạt 6 – 10 triệu đồng. Dưới 200m2 sẽ nhận mức phạt là 10 đến 20 triệu đồng. Và cao nhất là 500.000.000 đồng đối với diện tích đất vi phạm là 3000m2.
Ngoài ra sau khi phải chịu xử phạt hành chính thì người vi phạm còn phải khắc phục hậu quả như: Phải khôi phục lại hiện trạng đất như ban đầu đồng nghĩa với việc phải tháo dỡ nhà. Ngoại trừ trường hợp buộc đăng ký đất đai theo trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Nếu đã bán đất thì phải nộp lại khoản tiền bất hợp phát đó cho chính quyền địa phương.
Đến đây bạn cũng đã có câu trả lời cho câu hỏi: Đất ruộng xây nhà được không? Nhưng nếu bạn vẫn muốn thực hiện việc xây nhà trên khu vực đất ruộng thì có thể làm thủ tục chuyển đổi đất ruộng sang đất ở.
Quy trình làm thủ tục chuyển đổi đất ruộng sang đất ở
Quy trình làm thủ tục chuyển đổi đất ruộng sang đất ở
Đất ruộng xây nhà được không? Sẽ được nếu như thực hiện đúng quy trình chuyển đổi đất dưới đây. Để thực hiện chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở thì bạn cần chuẩn bị các thủ tục sau. Để tránh việc mất thời gian cũng như phải làm lại nhiều lần, bạn hãy làm đầy đủ như các bước cụ thể dưới đây:
Bước 1: Bạn cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ
Bước 1: Bạn cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ
Người có nhu cầu chuyển đổi đất chuẩn bị 1 bộ hồ sơ gồm có: Một tờ đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất là mẫu số 01. Tiếp theo là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và tài sản thuộc khu vực đất chuyển đổi
Bước 2: Nộp hồ sơ đã chuẩn bị lên cơ quan có thẩm quyền
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ ở bước 1, bạn hãy đến phòng Tài nguyên và Môi trường để giải quyết mong muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Bên phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ có trách nhiệm thẩm định lại hồ sơ.
Bước 2: Nộp hồ sơ đã chuẩn bị lên cơ quan có thẩm quyền
Nếu chưa đầy đủ thì trong vòng 3 ngày phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ gửi thông báo và hướng dẫn lại. Nhằm giúp người sử dụng đất hoàn chỉnh hồ sơ một cách chính xác nhất. Nên việc đất ruộng xây nhà được không? Sẽ không còn là vấn đề khó, khi bạn hoàn thành thủ tục ở bước tiếp theo đây.
Bước 3: Bạn thực hiện nộp tiền sử dụng đất theo đúng thông báo của cơ quan thuế
Số tiền mà người sử dụng đất phải nộp khi thực hiện chuyển mục đích đất nông nghiệp sang đất nhà ở được nhà nước quy định như sau:
- Khoản thu phí chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở chính là thu tiền sử dụng đất tính bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất được tính theo giá đất ở so với tiền sử dụng đất được tính theo giá đất nông nghiệp tại thời gian nhận quyết định của cơ quan nhà nước.
Bước 3: Bạn thực hiện nộp tiền sử dụng đất theo đúng thông báo của cơ quan thuế
- Đồng thời quy định trên còn được áp dụng với trường hợp được nhà nước giao không thu tiền sử dụng khi có nguồn gốc từ nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất bất hợp pháp theo luật đất quy định.
Người sử dụng đất phải nộp 50% tiền sử dụng đất trong thời gian 30 ngày tính từ ngày ký thông báo. 60 ngày tiếp theo phải nộp đủ 50% còn lại. Nếu quá thời hạn vẫn chưa nộp đủ thì có thể nộp tiền chậm nhưng phải đúng mức quy định của pháp luật về quản lý thuế. Ngoại trừ trường hợp có đơn ghi nợ.
Bước 4: Chờ thông báo và nhận kết quả
Bạn có thể phải chờ tối đa là 15 ngày đối với những đô thị và thành phố. Đối với các miền núi và hải đảo, vùng sâu vùng xa thì sẽ k quá 25 ngày không tính thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất). Quyết định này sẽ do phòng Tài nguyên và Môi trường gửi thông báo về quyết định chuyển đổi mục đích đất nông nghiệp.
Rất nhiều người thực hiện chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở, mặc dù vẫn không nắm được đất ruộng xây nhà được không? Bởi tiềm năng về bất động sản ở các vùng đất ruộng rất phát triển.
Tiềm năng của đất ruộng sau khi đã chuyển đổi mục đích là gì?
Đất ruộng vốn có giá thành rẻ hơn đất thổ cư, nên việc nhiều người lựa chọn mua đất ruộng rồi thực hiện chuyển đổi đất sau đó bán lại với giá cao. Điều này đã tạo nên những con sốt đất hay cũng chính là tạo tiền đề để phát triển kinh tế ở khu vực đó.
Tiềm năng của đất ruộng sau khi đã chuyển đổi mục đích là gì?
Nếu sau khi đã trả lời được câu hỏi: Đất ruộng xây nhà được không? Thì chuyện đầu tư hay mua bán đất ruộng cũng trở nên dễ dàng hơn. Việc đầu tư vào đất ruộng nhất là gần những khu vực quy hoạch có rất nhiều lợi thế và khả năng sinh lời cao.
Các chủ đầu tư sẽ tập trung nhiều vào những khu đất ruộng cạnh những dự án chung cư hay các dự án bất động sản, vừa có giá thành hợp lý vừa có tiềm năng trong việc kinh doanh và phát triển. Nên nhiều người đã tranh nhau mua đất ruộng rồi chuyển đổi sang đất thổ cư với mục đích kiếm lời.
Có thể nhận thấy rõ gần đây những mảnh ruộng sau khi chuyển đổi có giá cao hơn nhiều lần so với trước. Như với thửa ruộng 1200m2 sẽ có giá dao động khoảng 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng. Nhưng sau khi chuyển sang đất thổ cư sẽ có mức giá cao hơn khoảng 500.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng. Tuy nhiên sẽ tùy vào từng khu vực và vị trí để xác định giá.
Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn có đáp án cho câu hỏi: Đất ruộng có xây được nhà không? Từ đó lựa chọn được phương án chuyển đổi đất cũng như đầu tư vào những khu đất ruộng có tiềm năng sinh lời. Bạn có thể tham khảo thêm tại kênh tin tức thị trường bất động sản của chúng tôi để nắm rõ hơn về việc sử dụng đất ruộng.