LÂM ĐỒNG TRỞ THÀNH ĐIỂM ĐẦU TƯ LÝ TƯỞNG CỦA DỰ ÁN ĐÀ LẠT ĐẠI NINH
Với sự hỗ trợ đắc lực của chính quyền tỉnh Lâm Đồng đã tạo điều kiện cho dự án Đà Lạt Đại Ninh được xây dựng
Với sự cho phép từ cơ chế, chính sách đặc thù của Chính phủ trong vấn đề quy hoạch và xây dựng đô thị, Lâm Đồng đã chủ động thuê chuyên gia, tư vấn có năng lực quy hoạch ở trong và ngoài nước lập một số quy hoạch phân khu chức năng đặc thù theo Quy hoạch số 704 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 12/5/2014.
Đồng thời với sự kêu gọi đầu tư vào các đô thị vệ tinh, đô thị đối trọng cùng với kết nối giao thông công cộng trên địa bàn thành phố Đà Lạt là công cụ chính sách mang đến nhiều thuận lợi trong quá trình kiến tạo, dựng xây đô thị Đà Lạt.
Tất cả để Đà lạt thực hiện được mục tiêu đặt ra đến năm 2030 trở thành một vùng đô thị hiện đại, đẳng cấp quốc tế; với đặc thù về khí hậu, cảnh quan tự nhiên, văn hóa, lịch sử và các di sản kiến trúc tầm quốc gia, khu vực và có ý nghĩa quốc tế.
Theo Quy hoạch số 704, mô hình phát triển và cấu trúc không gian của đô thị thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận sẽ được định hướng phát triển thwo mô hình đô thị chuỗi các đô thị liên kết theo tuyến vành đai và xuyên tâm kết nối với các vùng du lịch sinh thái, vùng cảnh quan rừng, cảnh quan nông nghiệp. Với phương châm quan trọng nhất của quy hoạch đó là phát triển bền vững, bảo tồn và phát huy tính đặc thù về tự nhiên, văn hóa, lịch sử của thành phố trên cao nguyên này.
Bức tranh tổng thể của Đà Lạt khi xây dựng dự án Đà Lạt Đại Ninh
Bức tranh của đô thị trung tâm Đà Lạt và các đô thị vệ tinh trong vùng phụ cận có quy mô, tính chất cụ thể, có định hướng, vai trò phát triển từ nay đến năm 2030. Với mục tiêu bảo tồn và phát triển Đà Lạt trở thành đô thị đặc thù về quy hoạch, kiến trúc, văn hóa, lịch sử, cảnh quan tự nhiên, đặc biệt xây dựng thành phố Đà Lạt trở thành một đô thị đa dạng lĩnh vực du lịch – văn hóa – khoa học luôn xanh và hiện đại có đẳng cấp quốc tế.
Ước tính quy mô dân số của Đà Lạt từ 240 – 250 ngàn người, trong đó có khoảng 20 – 25 ngàn người là số dân quy đổi từ khách du lịch; diện tích xây dựng khoảng 5.500 – 6.500 ha, trong đó đất quy hoạch đô thị khoảng 2.400 – 2.700 ha.
Bên cạnh trung tâm Đà Lạt, các đô thị vệ tinh trong vùng phụ cận cũng được định hướng phát triển toàn diện, đó là:
– Đô thị Liên Nghĩa – Liên Khương là đô thị loại 3 với dân số khoảng 95 – 105 ngàn người, quy mô xây dựng đô thị khoảng 2.600 ha. Nơi đây có vai trò chia sẻ chức năng với thành phố Đà Lạt và là cửa ngõ giao thông quốc tế.
– Đô thị Finôm – Thạnh Mỹ là đô thị cấp 4 với quy mô dân số khoảng 55 – 65 ngàn người và đất xây dựng đô thị khoảng 1.700 ha. Nơi đây đóng vai trò của một đô thị chuyên ngành về nghiên cứu công nghệ sinh học, nông nghiệp công nghệ cao tầm quốc gia và quốc tế, là trung tâm hội chợ – triển lãm về sản phẩm nông nghiệp cấp vùng.
– Đô thị Lạc Dương được xác định là đô thị loại 5.
– Đô thị Nam Ban là đô thị loại 4, thực hiện chức năng đô thị chuyên ngành kinh tế phía Tây vùng phụ cận Đà Lạt, là trung tâm du lịch sinh thái cảnh quan và mang đậm văn hóa bản địa với dân số khoảng 20 – 23 ngàn người có đất xây dựng 500 ha.
– Đô thị D’ran là đô thị cấp 5, là một đô thị chuyên ngành kinh tế phía Đông vùng phụ cận Đà Lạt, là trung tâm du lịch sinh thái cảnh quan hồ và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Nơi đây có quy mô dân số 18 – 21 ngàn người với đất xây dựng khoảng 350 ha.
– Cuối cùng, đô thị Đại Ninh có quy mô đô thị loại 5 với dân số 14 – 16 ngàn người có diện tích xây dựng khoảng 350 ha. Đây là đô thị chuyên ngành về du lịch gắn với khu du lịch sinh thái rừng hồ Đại Ninh.
Sự linh hoạt trong chính sách của Lâm Đồng tạo điều kiện cho dự án Đại Ninh Đà Lạt được nhanh chóng hoàn thiện
Để đảm bảo xây dựng các đô thị trung tâm, các đô thị đối trọng và các đô thị vệ tinh theo định hướng Quy hoạch số 704, bên cạnh cho phép Lâm Đồng được lựa chọn chuyên gia, tư vấn quy hoạch các phân khu chức năng và thiết kế đô thị và kêu gọi đầu tư, các cấp chính quyền của tỉnh Lâm Đồng còn được phép cho các nhà đầu tư kinh doanh bất động sản trong phạm vi lãnh thổ thành phố sau khi hoàn thành đầu tư xây dựng hạ tầng có thể được phép chuyển nhượng dự án cho các đối tượng khác.
Mặt khác, tỉnh Lâm Đồng còn được ưu tiên phân bổ vốn từ nguồn ngân sách Trung ương, vốn vay ODA để tập trung đầu tư thực hiện các công trình, dự án trọng điểm phát triển Đà Lạt. Những cơ chế, chính sách đặc thù này được xem là cú hích mạng mẽ để xây dựng một diện mạo mới cho Đà Lạt và các vùng phụ cận theo đúng quy hoạch của một vùng đô thị hiện đại đẳng cấp quốc tế vào năm 2030.