Kinh nghiệm xây nhà đẹp, bền, tiết kiệm chi phí
Các cụ xưa nay vẫn luôn có câu "an cư lạc nghiệp" có nghĩa là phải có chỗ ở an toàn, ổn định rồi mới có thể yên tâm làm việc được. Ngày nay, khi kinh tế nước ta ngày càng phát triển thì đời sống của người dân cũng ngày càng tốt hơn. Nhiều gia đình có nhu cầu mong muốn xây dựng, sửa sang, cải tạo nhà ở để có không gian sống an toàn và thoải mái. Tuy nhiên không phải ai cũng có kinh nghiệm trong vấn đề này. Vậy cho nên bài viết sẽ cung cấp cho bạn kinh nghiệm xây nhà để đảm bảo có một công trình bền đẹp và tiết kiệm chi phí.
Kinh nghiệm xây nhà
Kinh nghiệm xây nhà khi lập kế hoạch thiết kế nhà
Việc đầu tiên trong quá trình xây dựng nhà ở chính là lập ra một kế hoạch thiết kế chi tiết. Nên thiết kế nhà ở bám sát vào nhu cầu sử dụng của mọi thành viên trong gia đình hàng ngày. Để tránh được việc phát sinh thêm quá nhiều chi phí trong quá trình xây dựng.
Chủ nhà cần phải xác định rõ ràng quy mô của ngôi nhà chuẩn bị xây. Số phòng cần bố trí trong nhà là bao nhiêu, bao gồm cả những chức năng của phòng ốc: phòng ngủ, phòng khách, phòng thờ, bếp,... Chọn phong cách kiến trúc phù hợp. Nhờ vậy, chủ nhà cũng dễ dàng hơn trong việc xác định ngân sách để có chuẩn bị hợp lý, giảm thiểu đi các phát sinh về chi phí trong quá trình thi công nhà ở.
Kinh nghiệm xây nhà khi khảo sát hiện trạng
Bước này cần phải được thực hiện để tránh bị chọn sai phương án thiết kế kết cấu móng nhà dẫn đến nhiều hư hỏng làm nhà bị nghiêng lún về sau trong quá trình sử dụng. Tiến hành việc khảo sát đo vẽ rất quan trọng vì:
- Có bản vẽ chính xác hiện trạng khu đất sẽ tránh việc đo vẽ bị sai lệch
- Biết được nền đất có bị yếu hay không. Trường hợp cần thiết phải có phương án để gia cố lại phần nền đất.
- Có được các số liệu cao độ để phục vụ tính toán được khối lượng đào đắp đất.
- Ngoài ra một việc quan trọng là cần phải tiến hành kiểm tra lại phần ranh giới chính xác của mảnh đất để tránh việc sau này bị tranh chấp cưỡng chế.
Kinh nghiệm xây nhà khi lập hồ sơ thi công nhà ở
Kinh nghiệm lập hồ sơ thi công
Bản vẽ hồ sơ cần phải có đầy đủ thông tin về ngày xuất hồ sơ, bản vẽ cần phải thể hiện một cách chi tiết được tất cả những bộ phận của công trình, bản vẽ cần phải đầy đủ về phần cấu tạo, số liệu kích thước, vật liệu và những thông số kỹ thuật cần thiết khác để có thể thi công công trình một cách chính xác nhất, đảm bảo đầy đủ điều kiện để lập được dự toán chi phí thi công xây dựng.
Thuyết minh sẽ phải được tiến hành trình bày riêng, theo một cách trực tiếp và cần phải đầy đủ thể hiện trên bản vẽ thiết kế. Phải giải thích một cách đầy đủ các nội dung mà bản vẽ thiết kế đã thể hiện để phía thi công xây dựng làm theo đúng thiết kế. Bản vẽ cần phải có tối thiểu 3 bộ hồ sơ bản cứng: 1 bộ cho chủ đầu tư, 1 bộ cho chủ thầu, 1 bộ để bảo lưu. Và phải có bản mềm PDF.
Kinh nghiệm xây nhà trong việc lựa chọn và làm việc với nhà thầu
Tiêu chí để lựa chọn nhà thầu bao gồm như sau:
- Nhà thầu cần phải có kinh nghiệm trong thi công đọc bản vẽ. Nếu trường hợp thợ chưa biết có thể tiến hành đào tạo thêm.
- Nên trực tiếp khảo sát một vài công trình đã thi công. Một mẹ nhỏ là bạn chỉ cần vào thẳng toilet và xem các chi tiết trát, kỹ thuật ốp lát mạch vữa và kỹ thuật lắp đặt thiết bị vệ sinh có đảm bảo không là được.
- Cần phải có ràng buộc bằng hợp đồng với phía nhà thầu xây dựng.
- Thợ thi công điện nước thật sự có vai trò rất quan trọng đối với chất lượng công trình.
Kinh nghiệm lập kế hoạch thiết kế
Kinh nghiệm xây nhà trong việc ký kết hợp đồng xây dựng
Một bản hợp đồng xây dựng cơ bản sẽ bao gồm:
- Thông tin của các bên ký kết hợp đồng
- Nội dung công việc và khối lượng công việc.
- Chất lượng và những yêu cầu kỹ thuật cần thiết của công việc.
- Cam kết tiến độ thực hiện thi công công trình và cam kết thời hạn hoàn thành công việc.
- Giá hợp đồng xây dựng đã thỏa thuận; thanh toán hợp đồng xây dựng; điều chỉnh giá của hợp đồng xây dựng nếu có.
- Quyền, nghĩa vụ của chủ nhà và của nhà thầu xây dựng, biện pháp xử lý đối với sai sót.
- Tạm ngừng hoặc chấm dứt hợp đồng đơn phương.
- Thỏa thuận thưởng, phạt trong trường hợp vi phạm hợp đồng.
- Hướng quyết nếu xảy ra rủi ro; giải quyết nếu có tranh chấp hợp đồng xây dựng.
Kinh nghiệm ký hợp đồng
Tiến hành thi công nhà ở
Việc thi công nhà ở là cả một quá trình. Bao gồm nhiều phần trong đó mỗi phần đều rất quan trọng. Kinh nghiệm xây nhà ở thường sẽ như sau:
- Thi công móng công trình: cần phải đào đất, đắp đất, tiến hành gia công cốp pha, đổ bê tông, làm bể nước, lắp đặt bể phốt.
- Thi công thân nhà: Gia công phần cốp pha, cốt thép, tiến hành đổ bê tông cột, thi công sàn, dầm, tiến hành xây tô, thực hiện cán nền,…
- Thực hiện việc chống thấm cho công trình
- Thi công phần mái nhà: cần tiến hành lắp dựng xà gỗ, thi công lọt mái, tiến hành vì kèo hoặc đổ bê tông.
- Thực hiện việc lắp khung bao cửa.
- Thi công hệ thống đường ống, đường điện, đường nước, lắp đường dây mạng, cáp,...
- Tiến hành việc bả matit, thực hiện sơn nước, sơn dầu
- Tiến hành lắp ráp hoàn thiện cửa gỗ, thép hoặc nhôm.
- Tiến hành việc lắp lan can, lắp tay vịn cầu thang và lắp đặt lan can mặt tiền.
- Công đoạn đóng trần thạch cao
- Thực hiện việc ốp lát gạch đá trang trí
- Tiến hành việc ốp đá cầu thang, ốp đá bàn bếp, lavabo
- Tiến hành công đoạn lát nền nhà, nền WC, sân
- Thực hiện lắp thiết bị điện, lắp đặt công tắc, ổ cắm,…
- Tiến hành lắp đặt đèn chiếu sáng
- Tiến hành việc lắp đặt các thiết bị vệ sinh, lắp gương, lắp đặt vòi nước, giá treo khăn
- Tiến hành việc lắp đặt nội thất, bố trí trang trí
- Thực hiện việc trồng cây tiểu cảnh nếu có yêu cầu.
- Sau khi hoàn thành việc tiến hành dọn vệ sinh công nghiệp.
Các bước thi công
Lưu ý về kinh nghiệm xây nhà
Các hạng mục có liên quan đến kết cấu căn nhà cần phải tuân thủ tuyệt đối bản vẽ kỹ thuật, phải giám sát và có kiểm tra chặt chẽ của bên kỹ sư giám sát. Chống thấm cần phải thi công đúng theo quy trình kỹ thuật và phải kiểm tra thử kỹ càng trước khi nhận bàn giao nhà.
Một kinh nghiệm xây nhà nữa là hệ thống điện cần phải được thực hiện lắp đặt theo đúng kỹ thuật, không được đi tắt, không đi chéo,... Hệ thống nước cũng cần phải được thực hiện theo đúng kỹ thuật.
Nên thử trước màu sơn nhà trước khi tiến hành sơn toàn bộ, chú ý lưu mã số và mẫu sơn lại để phòng sau này cần. Nhóm các hạng mục được sản xuất độc lập thì có thể tiến hành ngay sau khi có kích thước giúp rút ngắn thời gian thi công.
Đặc biệt đối với hạng mục ốp lát trang trí và lắp đặt thiết bị vệ sinh nên chọn thợ có tay nghề cao vì rất cần sự tỉ mỉ, cẩn thận. Một kinh nghiệm xây nhà là có thể tiến hành lắp đặt thêm camera ở công trình để dễ quản lý vật liệu xây dựng và giám sát tiến độ thi công công trình.
Một số lưu ý cần biết
Trên đây là kinh nghiệm xây nhà chi tiết cùng với các lưu ý mà bài viết muốn cung cấp cho bạn. Mong rằng bạn đã có thêm kiến thức để thi công công trình nhà ở của mình được chất lượng, thẩm mỹ và tiết kiệm!