Khái quát về huyện Tam Nông và điều kiện mua bán đất ruộng
Nhu cầu mua đất hiện nay của người dân ngày càng cao nhằm đáp ứng nhu cầu sinh sống và phát triển kinh tế. Nhưng việc mua đất chung một địa phương hay khác đều cần phải tìm hiểu thật kỹ các thông tin của nơi bán đất đó và xem xét điều kiện bán đất là gì , có phù hợp với mục đích của mình hay không. Bài viết dưới sẽ chia sẻ đến các bạn về đất ruộng huyện Tam Nông thuộc tỉnh Đồng Tháp và đặc điểm của đất ruộng.
Giới thiệu chung về huyện Tam Nông
Trước khi mua đất ruộng huyện Tam Nông thì cần phải tìm hiểu thông tin về nơi này như thế nào để có thể nắm rõ được tình hình. Qua đó bạn cũng có thể định hướng được sự đầu tư đắn đắn ngay từ đầu, tránh mất thời gian giải quyết vấn đề phát sinh sau này.
Tam Nông là một huyện thuộc tỉnh Đồng Tháp của Việt Nam. Vị trí của huyện Tam Nông được xem là một hình ngũ giác với các cạnh tiếp giáp được thể hiện như sau:
- Cạnh ở phía bắc khu vực huyện sẽ giáp với khu vực của hai huyện Tân Hồng và Hồng Ngự.
- Cạnh ở phía đông bắc khu vực huyện giáp với khu vực tỉnh Long An qua kênh Phước Xuyên.
- Cạnh đông nam khu vực huyện giáp với khu vực của hai huyện Cao Lãnh và Tháp Mười.
- Cạnh nam của khu vực huyện giáp với khu vực huyện Thanh Bình
- Cạnh tây của khu vực huyện giáp với khu vực sông Tiền.
Toàn bộ diện tích của khu vực tính luôn phần đất ruộng huyện Tam Nông bao gồm 474 km2. Với dân số trung bình trong năm 2005 là 98268 người và có mật độ dân số trung bình là 207 người trên một km2 diện tích đất ở.
Thông tin cơ bản về huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp
Toàn huyện có một thị trấn và 11 xã và chia ra thành 2 vùng theo đặc điểm tự nhiên của khu vực này. Vùng 1 là khu vực ven sông Tiền bao gồm các xã An Long, xã An Hòa, xã Phú Ninh và một phần phía Nam của xã Phú Thành A, đất vùng này thường màu mỡ và đất tương đối cao. Vùng 2 bao gồm các xã Phú Thành B, xã Phú Thọ, xã Phú Hiệp, xã Phú Đức, xã Phú Cường, xã Tân Công Sinh, xã Hòa Bình và thị trấn Tràm Chim. Khu đất vùng 2 có đặc điểm thấp hơn và là vùng đất sâu và thuộc khu vực Đồng Tháp Mười.
Lịch sử hình thành huyện Tam Nông
Nhiều năm về trước, khu vực Tam Nông hay vùng đất ruộng huyện Tam Nông, Tháp Mười không phải là vùng được như bây giờ mà chỉ là vùng đất hoang sơ. Đến giai đoạn trước năm 1945 thì người dân ở đây bắt đầu khai hoang đất trống để tìm sự sống bằng việc hái bông sen, bông súng, đập lúa, bẫy chim, cá phục vụ cho nhu cầu của mình.
Nói như vậy không phải vùng đất này không có chủ mà là những khu đất ruộng huyện Tam Nông ngày xưa là thuộc địa của các điền chủ. Người dân nghèo khổ nếu muốn kiếm sống buộc phải vô tận đồng sâu để kiếm thức ăn, nước uống.
Sau những thăng trầm lịch sử thì huyện Tam Nông được hình thành và phát triển như ngày nay. Và nơi này có hệ thống đường thủy đóng vai trò quan trọng trong việc sinh sống và phát triển sản xuất. Qua đó các con kênh trong khu vực được người dân tận dụng và mở rộng bằng cách đào mới tạo cho việc lưu thông dễ dàng.
Tam Nông từ vùng đất hoang sơ nay phát triển thành huyện có tiềm năng kinh tế cao của tỉnh
Theo quy hoạch năm 1980, huyện đã có 3 đơn vị kinh tế quốc doanh là nông trường Cô Đông, lâm ngư trường Tràm Chim và lâm ngư trường Cà Dăm. Đến năm 1984-1985 ruộng đất huyện Tam Nông được được sử dụng sản xuất theo phong trào hợp tác nên khu vực này đã hình thành nên 114 tập đoàn sản xuất và 3 liên tập đoàn trong lúc bấy giờ. Với hơn 7052 hộ nông dân tham gia canh tác, sản xuất. Tuy trong lúc thực hiện có nhiều hạn chế và thiếu sót nhưng cơ bản đã giải quyết, cải thiện được tình trạng sản xuất lúc bấy giờ.
Mãi cho đến khi có quyết định đổi mới về kinh tế và quản lý trong nông nghiệp theo nghị quyết 10 đưa ra thì đất ruộng huyện Tam Nông được giao lại toàn quyền cho người dân. Qua đó họ được sử dụng trực tiếp đất thuộc của mình và sản xuất tích cực hơn góp phần vào phát triển kinh tế của địa phương cũng như của tỉnh.
Nền nông nghiệp của địa phương phát triển mạnh trong hơn 20 năm xây dựng và phát triển. Mặt dù đất ruộng huyện Tam Nông thường xuyên xảy ra lũ lụt ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng lương thực nhưng nhìn chung vẫn có xu hướng tăng. Điều này một phần cũng khiến cho giá đất ruộng huyện Tam Nông được quan tâm nhiều.
Vì có tiềm năng phát triển mạnh nên nơi này cũng thu hút được khá nhiều nhà đầu tư góp vốn để cùng phát triển kinh tế. Từ một khu vực hoang sơ thời xa xưa nay đã trở thành một huyện có nền kinh tế phát triển trong tỉnh Đồng Tháp cũng là một bước ngoặt lớn cho lịch sử huyện Tam Nông.
Đất ruộng huyện Tam Nông được quan tâm phát triển mạnh giúp kinh tế tỉnh nhà củng cố và phát triển theo
Tình hình phát triển các lĩnh vực khác ngoài nông nghiệp của huyện
Ngoài đất ruộng huyện Tam Nông được chú trọng phát triển thì khu vực này còn phát triển các lĩnh vực, hoạt động về công nghiệp, chăn nuôi và đánh bắt thủy sản.
Với lợi thế về vị trí địa lý giáp với khu vực sông Tiền, có nguồn nước lớn được bồi đắp phù sa màu mỡ mang lại nguồn thu nhập khác cho người dân bằng việc trồng rau và chăn nuôi.
Thêm vào đó ngành đánh bắt thủy sản cũng phát triển mạnh. Và nghề này đang dần dần trở thành một nghề chính tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho người dân ngoài việc sản xuất nông nghiệp từ đất ruộng huyện tam Nông, Đồng Tháp.
Tam Nông có tiền năng phát triển trên lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp
Sản xuất về công nghiệp tuy không phát triển mạnh nhưng chính sách của nhà nước đã thu hút nhiều lao động vào các khu công nghiệp.
Nói chung khu vực này có tiềm năng phát triển kinh tế về nông lâm ngư nghiệp và đặc biệt là nền nông nghiệp phát triển mạnh. Qua đó đất ruộng huyện Tam Nông được khuyến khích sản xuất và điều này cũng khiến cho giá đất ruộng ở khu vực này được giá hơn khi mua bán.
Điều kiện khi mua bán đất ruộng huyện Tam Nông
Đất ruộng huyện Tam Nông hay đất ở khu vực nào khi buôn bán phải đáp ứng được các điều kiện cần thiết theo quy định. Không vì lòng tin với người quen biết hay vì giá cả rẻ mà mua mà không tìm hiểu kỹ thông tin trước khi quyết định. Để tránh trường hợp xấu nhất xảy ra đối với người mua đất, thì đất ruộng phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Đất phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
- Đất ruộng khi mua bán đảm bảo không có tranh chấp
- Đất không bị dính vào việc kê biên để tiến hành việc thi hành án.
- Đất không nằm trong danh sách đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ phục vụ cho đất canh tác hay đất trồng rừng phòng hộ.
- Đất vẫn còn trong thời hạn sử dụng.
Cần tìm hiểu điều kiện mua đất ruộng để tránh tranh cãi không đáng có sau này
Với thông tin trên về đất ruộng huyện Tam Nông và điều kiện khu mua bán đất hy vọng bạn sẽ có thêm kiến thức lĩnh vực này. Áp dụng vào thực tế để kiểm tra thửa đất mà mình muốn mua, tránh trường hợp tiền mất tật mang và gây tranh cãi không đáng có sau này. Chúc các bạn thành công nhé.