Hướng dẫn cách làm mẫu đơn xin xác nhận tình trạng nhà ở
Đơn xin xác nhận tình trạng nhà ở được cho là một văn bản hành chính cực kỳ quan trọng. Đây được cho là một văn bản cốt yếu của lĩnh vực quản lý nhà đất và bất động sản nhà ở. Hệ thống cơ quan nhà Nước có thẩm quyền sẽ là bên đại diện đứng ra xác nhận về tình trạng nhà ở của chính bạn đang ra sao, đang ở tại vị trí nào,... Từ các thông tin đó, chúng ta sẽ dễ có thể thực hiện được các công việc cần thiết liên quan như: đăng ký sổ hồng, tiến hành làm hồ sơ nhà đất,...Hãy cùng chúng tôi đi vào tìm hiểu ngay về các cách làm mẫu đơn xin xác nhận tình trạng nhà ở!
Những trường hợp nào sẽ cần phải làm mẫu đơn xin xác nhận tình trạng nhà ở
Những trường hợp nào sẽ cần làm giấy xác nhận tình trạng nhà ở
Việc làm đơn xin phép xác nhận tình trạng nhà ở sẽ được bắt đầu thực hiện trong trường hợp khi mà chúng ta muốn thực hiện những vấn đề giao ước như: giao dịch, chuyển nhượng, cấp giấy phép chứng nhận, làm các thủ tục giấy tờ,..Và một số các trường hợp cụ thể khác như:
- Xác nhận tình trạng nhà ở của bạn đang không có các loại giấy tờ hợp lệ để tiến hành lập thủ tục đăng ký hộ khẩu.
- Về việc tuyển dụng các viên chức chưa có hộ khẩu thường trú.
- Xác nhận tình trạng nhà ở để tiến hành lập thủ tục đăng ký hộ khẩu thường trú cho bạn.
- Xác nhận nhà ở dùng để tặng, dùng cho việc thừa kế, chuyển nhượng và cho thuê.
Còn khá nhiều các trường hợp khác nữa mà cần đến các mẫu đơn đăng ký xác nhận nhà ở. Việc đăng ký này không khác gì so với vấn đề bạn đang đi xác định quyền sở hữu của căn nhà của bạn vậy. Hoặc như các thủ tục thế chấp hay chuyển nhượng quyền sử dụng nhà ở sẽ đều phải cần đến sự cam hết và xin phép chuyển nhượng.
Để hiểu hơn về các mẫu đơn xin xác nhận tình trạng nhà ở thì xin mời bạn hãy đọc tiếp nội dung dưới đây của chúng tôi!
Hướng dẫn cách viết mẫu đơn xin xác nhận tình trạng nhà ở
Cách viết mẫu đơn xin xác nhận tình trạng nhà ở
Các mẫu đơn xin xác nhận tình trạng nhà ở thì bạn cần phải điền những thông tin xác nhận sau đây:
- Quốc hiệu và tiêu ngữ: phần này bắt buộc phải có ở tất cả các loại thông tin đơn ghi xác nhận.
- Ngày tháng năm bạn tiến hành làm đơn.
- Tên của đơn, nhìn chung phần tên đơn chúng ta nên ghi làĐƠN XÁC NHẬN TÌNH TRẠNG NHÀ Ở.
- Phần kính gửi: bao gồm tên UBND xã, ,phường nơi mà bạn có nhà ở cần xác nhận.
- Tên của người yêu cầu: phần này bạn cần ghi thực sự rõ ràng họ và tên, năm sinh và số CMND, địa chỉ cư trú và số điện thoại cần liên hệ.
- Mục đích cần xác nhận tình trạng nhà ở là để làm gì: Mục đích chính lớn nhất đó là để tiến hành chuyển nhượng, để làm sổ hộ khẩu, các loại giấy tờ,...
- Thông tin nhà ở cần xác nhận bao gồm: lý do để chuyển nhượng, để làm sổ hộ khẩu, giấy tờ,...
- Các thông tin nhà ở cần được xác nhận: trình bày khá rõ ràng về diện tích, kết cấu cơ bản của các công trình, địa chỉ nhà ở, các vị trí tiếp giáp, thời hạn sử dụng,...
- Phần nghị định: Bạn cần ghi rõ các đề nghị đến UBND cấp xã xin phép được xác nhận nhà ở trên đang được sử dụng và cư trú hợp pháp ổn định lâu dài. Hoàn toàn không hề có các tranh chấp hay khiếu nại đất đai nào. Nhà ở không nằm trong bất cứ quy hoạch nào. Không bị đem ra thế chấp, bảo lãnh hay bị kê biên để đảm bảo cho quá trình thi hành án. Đối với nhà ở đáp ứng được đầy đủ tất cả các điều kiện để được cấp giấy chứng nhận nhà ở.
- Cuối cùng bạn nên cần phải ký và ghi rõ đầy đủ phần họ tên của mình.
Các bước xin xác nhận tình trạng nhà ở của bạn
Các bước xin xác nhận tình trạng nhà ở
Để có thể tiến hành xác nhận được tình trạng nhà ở của mình, chúng ta cần phải thực hiện các bước như sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ theo quy định
Các loại giấy tờ mà bạn cần phải chuẩn bị để gửi đi xin xác nhận tình trạng nhà ở được quy định rất rõ tại điểm 1.a Mục II Thông tư của Bộ công an số 06/2007/TT-BCA-C11 ngày số 01/07/2007. Hướng dẫn thực hiện Luật Cư trú ngày 29-11-2006 và Nghị định số l07/2007/NĐ-CP ngày 25-6-2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cư trú thì hồ sơ đăng ký hộ khẩu thường trú. Qua đây bạn cần phải chuẩn bị cho mình những loại giấy tờ sau đây:
- Đầu tiên đó là giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và đất ở hiện đang có.
- Thứ hai bạn cần có một mẫu đơn xin xác nhận tình trạng nhà ở (sẽ gồm 2 mẫu đơn để lại UBND lưu sao 1 bản và 1 bản người đăng ký nộp đơn sẽ mang về).
- Các loại giấy tờ và tài liệu có thể để minh chứng chỗ hợp pháp. Những loại giấy tờ này được quy định tại điều số 5 Nghị định số I07/2007/NĐ-CP. (Bạn hãy chú ý đọc thật kỹ các điều khoản cực kỳ quan trọng này nhé!)
- Các quy trình mà khi bạn làm hồ sơ xác nhận sẽ được các cơ quan địa phương đảm bảo về mặt hợp pháp và bảo mật về mặt thông tin hết sức cẩn thận.
Bước 2: Đơn xin phép nộp hồ sơ
Bạn cần phải nộp các hồ sơ xin xác nhận về tình trạng nhà ở của mình tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ tại Ủy Ban Nhân Dân cấp xã, phường, thị trấn. Thời gian trong giờ hành chính từ thứ Hai cho tới thứ Sáu. Sau khi bạn đã nhận được hồ sơ của công dân, cán bộ địa chính tại xã, phường và thị trấn có trách nhiệm kiểm tra lại đầy đủ thông tin và xác minh tính chính xác.
- Nếu như trường hợp hồ sơ của bạn đã đầy đủ và hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận cần phải biên nhận lại cho người nộp.
- Nếu như trong hồ sơ của công dân chưa thật đầy đủ và chưa hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận cần có trách nhiệm hướng dẫn lại người nộp một lần nữa để tiếp tục cho đến khi hoàn thiện hồ sơ và nộp lại bản đủ tiêu chuẩn.
Thời gian giải quyết hồ sơ là trong khoảng 1 ngày. Trong thời gian cần xác minh và làm rõ bất cứ 1 điều gì đó thì nên ra một bản biện luận cho người dân. Thời gian giải quyết vấn đề cũng được quy định là không được vượt quá 2 ngày kể từ khi làm việc cho tới khi bộ phận tiếp nhận được yêu cầu. Nếu quá 2 ngày mà bộ phận tiếp nhận chưa có phản hồi gì, lúc này người làm đơn cần trực tiếp liên hệ và xác minh lại thông tin hồ sơ của mình xem liệu đã được trình lên chưa. Tất cả sẽ đều phải được đảm bảo rõ ràng và tránh xảy ra các sai sót không đáng có.
Bước 3: Tiến hành nhận kết quả
Sau các bước giải trình và giải quyết hồ sơ xin xác nhận nhà ở, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND xã, phường, thị trấn, cán bộ sẽ tiến hành xác nhận cho các công dân. Ngay sau đó sẽ tiến hành trả kết quả cho công dân theo đúng thời gian quy định chung của pháp luật.
Lưu ý: Không được cố tình lưu giữ hoặc kéo dài thời gian gây khó khăn và tạo các trở ngại cho công dân. Mức lệ phí mà công dân phải nộp nếu có đó là khoảng: 2.000 VND/ trường hợp.
Trong các bước nhận kết quả thì công dân nên lưu ý về các trình tự và thủ tục cần làm. Xuyên suốt các quá trình làm việc thay thủ tục
Tổng kết
Như vậy bài viết đã đi vào nêu ra cho bạn các lưu ý khi làm mẫu đơn xin xác nhận tình trạng nhà ở. Những lưu ý chính bạn cần ghi nhớ khi tham gia làm công tác xác nhận tình trạng nhà ở. Một lần nữa xin được trân thành cảm ơn bạn đọc đã cùng theo dõi bài viết của chúng tôi. Mọi đóng góp sửa đổi của quý vị sẽ giúp cho chúng tôi thêm phần tốt hơn. Xin cảm ơn và chúc quý vị một ngày thật hạnh phúc và vui vẻ.