HỘI AN – NƠI GIAO THOA CỦA CÁC NỀN VĂN HÓA
Ngày trước, khi Phố cổ Hội An còn là một thương cảng buôn bán, nơi đây đã tiếp nhận những nền văn hóa khác nhau như: Nhật Bản, Trung Quốc,… Đây cũng là nơi giao thoa giữa cái cũ và mới, giữa nghệ thuật và đời sống, giữa cái ồn ào và sự bình yên nhẹ nhàng.
Hội An sở hữu một nét đẹp cổ kính, nhẹ nhàng
Không quá phô trương, ồn ào, Hội An thật đơn giản, nhẹ nhàng hòa mình vào một không khí phố thị với nhịp sống chậm dãi , hoàn toàn không xô bồ vội vã như các thành phố khác.
Đến thăm phố cổ Hội An vào một buổi sớm bạn sẽ thật sự cảm nhận được tất cả. Không gian phố Hội lúc bấy giờ rất yên tĩnh, rất phù hợp dành cho những du khách muốn đến nơi đây để nghỉ ngơi, thư gian sau một thời gian làm việc tất bật, mệt mỏi.
Chầm chậm tản bộ buổi sáng trên những con đường tràn ngập âm hưởng cổ kính, không gian tĩnh lặng, nhẹ nhàng khiến bạn sẽ cảm thấy trog lòng nhẹ nhàng và tinh thần thoải mái hơn rất nhiều. Bạn sẽ cảm nhận được rằng, cuộc sống như chậm hơn và những dao động đang diễn ra như một thước phim đang quay chậm lại.
Nhờ vào những điều kiện thuận lợi về địa lý, khí hậu mà Hội An trở thành nơi “hội nhân – hội thủy, cận thị – cận giang”, ngày càng trở nên thịnh vượng hơn và tự tạo cho mình một vẻ đẹp không hề trùng lặp.
Thành phố của sự mộc mạc, giản dị
Quay ngược thời gian trở về với thế kỷ 15, ngay bên bờ con sông Thu Bồn, một thương cảng quốc tế với những chiếc thuyền buôn từ Nhật Bản, Trung Quốc, Hà Lan ,…đến với noi đây để buôn bán, trao đổi hàng hóa. Từ đó cái tên Hoài Phố đã ra đời và hoạt động sầm uất trong suốt 200 năm.
Những dải đất bên sông Thu Bồn khi đó chỉ có như cô thiếu nữ mới đang tuổi đôi mươi, vẫn còn ngơ ngác và lạ lẫm, vụng về, thôn quê, nhưng lại có một vẻ đẹp đằm thắm, dịu dàng đậm chất quê hương.
6 thế kỷ trôi qua đã tạo nên một dấu gạch nối lớn cho hai nền văn hóa Đông – Tây. Những cô thiếu nữ rụt rè ngày ấy nay đã trở thành những người phụ nữ đẹp, bừng bừng nhựa sống nhưng vẫn còn đọng lại một chút hoài cổ. Dường như những cô gái đó đang tái hiện lại vẻ đẹp của các thế hệ người bà, người mẹ của mình, những người đã từng gắng sức làm nên sự phồn thịnh của Hội An trong hàng trăm năm về trước.
Hình bóng của thương cảng sầm uất với những đêm hội đèn lồng phiêu lãng của 600 năm trước giờ đây đã được thay thế bằng sự mộc mạc, dung dị, nhẹ nhàng hơn; nơi đây cũng đã gạt bỏ hết những thứ màu mè, rắc rối.
Hội An vẫn luôn giữ mãi được vẻ hoài cổ, lãng mạn
Tuy mang trên mình hàng loạt những vết tích của hỗn loạn, chiến tranh, của sự lụi tàn dưới thời Pháp thuộc và cả trong quá trình đô thị hóa diễn ra vào thế kỷ 20, nhưng thật may mắn, vẻ đẹp hoài cổ, chậm rãi, bình dị của Hội An vẫn chưa bị tàn phá.
Thậm chí, nơi đây giờ đã trở thành một bảo tàng trên phố, một phòng tranh ngoài trời, là nơi lưu giữ và bảo tồn rất nhiều không gian kiến trúc cổ truyền thống mà văn hóa Pháp, Nhật, Hoa, Việt… đã gây dựng và để lại đây từ thế kỷ 17.
Tuy phải mang trong mình trọng trách với sự kết họp, pha tạp của nhiều nền văn hóa Đông – Tây, nhưng Hội An vẫn không xáo trộn, chắp vá, mà vẫn rất chậm chất thơ, rất mộc mạc, trữ tình và dung dị.
Những vẻ đẹp tinh túy đầy nổi bật của Hội An
Đêm lễ hội đèn lồng chính là những gì tinh túy nhất của Hội An sẽ được trình diễn với du khách. Trong đêm hội, du khách không chỉ là người được chứng kiến, mà còn đóng góp một phần quan trọng tạo nên không khí cho lễ hội. Họ sẽ được hóa thân vào làm những vị khách ngoại quốc thuở xưa.
Có thể sẽ là một vị thương nhân ở lại nơi đây vài tháng để chờ gió thuận để tiếp tục dong thuyền, hay là những người thủy thủ dừng chân ghé vào thương cảng Hội An để dạo chơi; …. Chính những điều đơn giản đó đx tạo nên phố đèn lồng, với mong muốn mang đến cho những thực khách dừng chân tại đây có những phút giây nghỉ ngơi, thư giãn thoải mái nhất.
Ngoài ra, trên đoạn sông Thu Bồn qua Hội An ngày nay vẫn còn diễn ra lễ hội đua thuyền đã có từ lâu đời như nhắc lại một thuở thương cảng sầm uất ngày xưa trên con đường tơ lụa nổi tiếng ở biển Đông này.
Hội An đã trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử. Không kể đến những con phố sơn tường vàng chính là nơi hội họp, thì nơi đây vẫn còn một số di tích mà ngày nay cũng trở thành những địa điểm tham quan nổi tiếng như chùa Cầu, các đình, miếu cổ,… Có thể thấy, Hội An vẫn luôn giữ gìn và tiếp nối những nét văn hóa truyền thống của cha ông ta.
Con người Hội An đủ thông minh, tinh tế để dung hòa hai thứ văn hóa mới và cũ, giữa văn hóa truyền thống và hiện đại để tự tạo nên những nét tĩnh thiền, thâm trầm mê hoặc du khách dành cho mình.