HÀNG NGHÌN TỶ ĐỒNG RÓT VÀO HẠ TẦNG KHU ĐÔNG SÀI GÒN VỚI CÁC ĐỀ ÁN “KHỦNG”
Căn hộ Q2– TP Hồ Chí Minh đã có thêm hơn 1.100 tỷ đồng rót vào khu Đông Sài Gòn để tiến hành xây cầu, nạo vét sông. Dự án này sẽ được thực hiện từ năm 2017 – 2019 với tổng số vốn đầu tư vào khoảng 1.174 tỷ đồng.
Đề án nạo vét tuyến sông Tắc – quận 9
UBND TP Hồ Chí Minh vừa qua đã duyệt đề xuất dự án nạo vét tuyến sông Tắc – quận 9 và xây dựng mới cầu Trường Phước nhằm thay thế cầu cũ trên đường Long Thuận theo hình thức đối tác công tư hay còn được gọi là hợp đồng BT.
Dự án này sẽ góp phần hoàn chỉnh hệ thống giao thông của toàn thành phố và kết nối mạng lưới giao thông đường thủy và phục vụ công tác vận tải hàng hóa. Đồng thời giúp giảm áp lực cho hệ thống giao thông đường bộ hiện nay đang quá tải. Nâng cấp năng lực giao thông thủy và tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa. Đảm bảo rút ngắn được lộ trình vận chuyển hàng hóa từ khu vực phía Đông Sài Gòn về Đồng Nai và ngược lại.
Dự án khi hoàn thành sẽ tạo khả năng liên kết giao thông trực tiếp giữa khu vực Đồng Nai và TP Hồ Chí Minh, giúp giảm bớt mật độ chạy tàu trên sông Sài Gòn, rút ngắn được hành trình và tiết kiệm chi phí vận tải cũng như tận dụng lợi thế của các tuyến đường thủy trong khu vực.
Kế hoạch nạo vét trên sông Tắc sẽ được tiến hành với chiều dài khoảng 10.8 km, rộng 36m và sẽ được gia cố kè chống sạt lở tại các vị trí xung yếu. Cùng với đó là dự án xây dựng cầu Trường Phước thay thế cầu cũ trên đường Long Thuận với quy mô tải trọng thiết kế cầu, tĩnh không thông thuyền đạt tuyến sông cấp IV. Chiều dài của toàn đoạn cầu và đường cầu vào khoảng 765m. Trong đó có phần cầu dài tới 465m và chiều dài đường mỗi phía là 105m với mặt cắt ngang cầu có bề rộng tổng cộng 23m với 4 làn xe.
Tp Hồ Chí Minh đã làm gì để hạn chế áp lực hạ tầng cho khu trung tâm?
Khu vực trung tâm hiện nay được ghi nhận thiếu hụt nguồn cung văn phòng hạng A nên đã đẩy giá thuê văn phòng lên mức đạt kỷ lục từ năm 2008. Đây là những số liệu trong báo cáo từ công ty tư vấn bất động sản JLL.
Theo JLL cho biết thì khu Thủ Thiêm là khu trung tâm tài chính và khu đô thị phức hợp mới của TP Hồ Chí Minh. Nơi đây được xem là khu đô thị phức hợp lớn nhất Đông Nam Á. Khi hoàn thành thành khu vực này sẽ giúp giảm bớt những áp lực mà TP Hồ Chí Minh đang phải đối mặt.
Cở sở hạ tầng của khu vực trung tâm hiện đại nay đang bắt đầu quá tải dưới áp lực mở rộng nhanh chóng và khó tìm được quỹ đất trống. Giá trị đất đai hiện đã đạt tới mức khiến cho việc đầu tư xây dựng văn phòng cho thuê không còn khả thi. Giá thuê văn phòng đã đạt được đến mức đỉnh điểm kể từ thời điểm năm 2008. Tình trạng ùn tắc giao thông đã không ngừng tăng lên trong vòng 5 năm gần đây.
Khu Đô thị mới Thủ Thiêm với tầm nhìn chiến lược nên đã được các nhà đầu tư lớn và điển hình là Keppel Land liên kết với các dối tác Việt Nam trong năm 2016 để phát triểndự án Palm Gardenven sông với đa dạng các loại hình căn hộ cao cấp; văn phòng và thương mại. Bên cạnh đó có thể kể tới đó chính là dự áncăn hộ One verandahđược Mapletree triển khai trong khu vực này.
Quỹ đất ở Thủ Thiêm được nhiều nhà đầu tư thông qua nhiều hình thức giao đất và hợp tác khác nhau. Điều này đồng nghĩa với thực trạng khan hiếm quỹ đất sạch còn lại để phát triển dự án ở Thủ Thiêm trong khi nhu cầu đầu tư vẫn đang ghi nhận được tăng cao. Quy mô toàn khu đô thị này bao gồm 176 lô đất với khoảng 3.2 triệu m2 sàn nhà ở và 3.4 triệu m2 sàn thương mại. Khu đô thị Thủ Thiêm sẽ là nơi sinh sống và làm việc của hơn 145.000 cư dân và 217.000 nhân viên.
Thủ Thiêm không giống như các dự án phát triển đô thị mới tại các quốc gia khác nên việc thiếu các chính sách ưu đãi cho khách hàng chính là một trong những trở ngại lớn nhất cho tốc độ phát triển của khu đô thị này. Các nhà đầu tư và CĐT sẽ luôn được chính phủ hỗ trợ về các vấn đề liên quan tới pháp luật và thuế. Việc tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch sẽ đóng vai trò là chất xúc tác thúc đẩy tiến độ phát triển của Thủ Thiêm.