Hạn mức giao đất ở là gì? Ý nghĩa của nó với người lao động
Hạn mức giao đất ở là gì? Hạn mức giao đất nông nghiệp là gì? Chúng được chia làm mấy loại?... Đây là một trong những câu hỏi có liên quan đến đất đai mà có lẽ nhiều người chưa có câu trả lời chính xác. Nếu các bạn cần thông tin cho mình thì chắc chắn bài viết được chia sẻ ngay sau đây sẽ giúp bạn trả lời toàn bộ những câu hỏi có liên quan đến hạn mức đất ở.
Hạn mức giao đất ở là gì?
Hiểu một cách chính xác thì hạn mức giao đất ở là phần diện tích tối đa mà người sử dụng đất có quyền được hưởng. Đồng thời người đó phải thực hiện đầy đủ những quyền lợi và nghĩa vụ do nhà nước quy định.
Hạn mức giao đất ở là gì?
Ngoài phần diện tích giao đất ở theo đúng hạn mức của người sử dụng thì còn một loại đất nữa đó là đất ngoài hạn mức. Với loại đất này người sử dụng sẽ không được hưởng những quyền lợi như đất theo hạn mức mà phải chịu sự hạn chế về quyền lợi cũng như phải chịu mức phí khác. Tuy nhiên, cũng có những chính sách miễn giảm cụ thể đã được Nhà nước quy định trong luật đất đai.
Các loại hạn mức giao đất ở.
Trên thực tế, hạn mức giao đất ở được chia làm hai loại khá rõ ràng đó là: Đất ở đô thị và đất ở vùng nông thôn. Mỗi một loại đất sẽ áp dụng những hạn mức khác nhau và chúng được quy định như sau:
Hạn mức giao đất ở tại nông thôn
Đất ở tại nông thôn thường là đất giao theo hộ gia đình hoặc 1 cá nhân nào đó. Với mục đích là xây dựng nhà ở hoặc cũng có thể để phục vụ cho những mục đích sống khác như: Làm vườn, làm ao, chăn nuôi… Vùng đất được giao có thể trong cùng 1 thửa đất và phụ thuộc vào quy định của Nhà nước.
Tuy nhiên, việc quy định này phải phù hợp với đúng quy hoạch tại địa phương như: Quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch khu dân cư, quy hoạch điểm dân cư nông thôn… Những quy hoạch đó đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Nếu muốn tìm hiểu thêm, các bạn có thể tham khảo theo Khoản 3, Điều 43 được quy định rất rõ trong Luật đất đai năm 2013. Cơ quan chịu trách nhiệm phê duyệt hạn mức là Ủy ban Nhân dân cấp Tỉnh tại địa phương đó.
Hạn mức giao đất ở tại đô thị
Cũng giống như hạn mức đất ở tại nông thôn thì đây cũng là đất để xây dựng nhà ở hoặc làm những công trình khác phục vụ đời sống như làm vườn, làm ao ở trong cùng một thửa đất trong khu dân cư.
Hạn mức giao đất ở tại thành thị
Vùng đất này phải phù hợp với quy hoạch khi xây dựng khu đô thị, phù hợp với quy hoạch về sử dụng đất. Quy hoạch này đã được các cấp có thẩm quyền tại khu đô thị đó phê duyệt.
Với hạn mức giao đất ở tại đô được quy định rất rõ tại khoản 2, Điều 44 trong Luật đất đai năm 2013. Để làm được điều này thì UBND cấp tỉnh sẽ phải xây dựng hạn mức dựa trên các quy hoạch trên. Đồng thời phải căn cứ vào quỹ đất mà địa phương có so với số hộ và số dân tại địa phương.
Về vấn đề hạn mức đất ở đã được công bố trong quyết định giao đất ở của 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Các bạn có thể đọc và tham khảo. Ngoài các quy định về hạn mức giao đất ở, nhà nước còn quy định thêm về hạn mức giao đất nông nghiệp? Vậy hạn mức này có gì khác so với hạn mức giao đất ở? Chúng ta sẽ tìm hiểu thêm ở phần tiếp theo của bài viết.
Hạn mức giao đất nông nghiệp được quy định như thế nào?
So với hạn mức giao đất ở thì hạn mức giao đất nông nghiệp phức tạp hơn rất nhiều. Bởi vì, thực tế đất nông nghiệp có rất nhiều mục đích sử dụng. Cụ thể như đất để trồng lúa, đất để trồng cây công nghiệp, đất làm muối, đất trồng rừng… Chính vì vậy mà nhà nước cũng phải có những chế tài phù hơp. Cụ thể như:
Với những cây trồng hàng năm, đất nuôi trồng thủy hải sản, đất để làm muối.
- Mỗi hộ gia đình hoặc cá nhân trực tiếp sản xuất thuộc các tỉnh, thành phố không trực thuộc Trung Ương sẽ được giao không quá 3 héc ta. Cụ thể như khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long, hay khu vực ở Đông Nam Bộ…
Hạn mức giao đất với những cây trồng hàng năm, đất nuôi trồng thủy hải sản, đất để làm muối
- Đối với những vùng thuộc những tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương thì mỗi hộ, mỗi cá nhân sẽ được giao không quá 2 héc ta.
Đối với những cây trồng lâu năm hạn mức được quy định như sau:
- Mỗi cá nhân hoặc hộ gia định tại xã, phương, thị trấn tại Đồng bằng sẽ được giao không quá 10 héc ta.
- Còn ở khu vực xã, phường, thị trấn thuộc trung du, miền núi sẽ được giao không quá 30 héc ta.
Ngoài những loại đất trên thì có rất nhiều loại đất khác cũng được quy định rất rõ ràng và cụ thể như:
- Đất rừng phòng hộ và đất rừng phục vụ sản xuất thì mỗi cá nhân và gia định sẽ được giao không quá 30 héc ta.
Hạn mức giao đối với đất rừng phòng hộ
- Trong trường hợp cá nhân, hộ gia đình được giao cùng lúc nhiều loại đất thì tổng hạn mức cũng không được vượt quá 50 héc ta.
- Với trường hợp được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì mỗi cá nhân không vượt quá 5 héc ta đối với vùng đồng bằng và không quá 25 héc ta thuộc trung du, miền núi.
- Nếu cá nhân và hộ gia đình đó được giao thêm đất rừng để phục vụ sản xuất thì hạn mức cũng không được vượt quá 25 héc ta.
Như vậy, có thể thấy rằng hạn mức giao đất ở hay hạn mức giao đất nông nghiệp cũng được nhà nước quy định rất rõ ràng đúng không nào? Chắc chắn đây sẽ là những chính sách mang ý nghĩa rất lớn đối với người lao động.
Hạn mức giao đất hay hạn mức giao đất ở có ý nghĩa như thế nào?
Việc quy định hạn mức giao đất hay hạn mức giao đất ở đều có ý nghĩa rất lớn đối với người dân sinh sống tại địa phương đó. Không chỉ mang giá trị về kinh tế mà chúng còn mang giá trị về mặt đời sống và xã hội. Cụ thể như:
- Đảm bảo cho người dân ổn định về nơi ở để họ yên tâm sản xuất và phát triển kinh tế. Đặc biệt là đảm bảo sự công bằng giữa mọi người dân.
Ý nghĩa lớn nhất là mang đến cho người dân sự ổn định trong đời sống và sản xuất
- Việc quy định hạn mức đất tránh được việc tích tụ đất để phục vụ cho việc đầu cơ đất sinh lời. Điều này sẽ dẫn đến sự phân hóa giai cấp ở cả nông thôn và đô thị. Chúng không khác như địa chủ, quan lợi của thời phong kiến ngày xưa.
- Việc quy định hạn mức sẽ tạo ra sự cân đối giữa ổn định xã hội và phát triển kinh tế.
- Quy định hạn mức đất sẽ giúp cho người lao động làm giàu chính đáng. Bởi họ sẽ có quyền sử dụng thửa đất được giao để phục vụ cho mục đích lao động và sản xuất.
- Hơn thế nữa, quy định hạn mức sẽ kích thích các mô hình kinh tế vừa và nhỏ tại địa phương. Đây là một việc làm có ích giúp giải quyết nhu cầu việc làm tại địa phương.
- Với quy định này sẽ giúp phân định rõ ràng ranh giới giữa người sử dụng đất và nhà nước. Đây sẽ là thời cơ và cơ hội giúp cho nhà nước thực hiện tốt hơn trong công tác quản lý đất đai.
Hy vọng với những nội dung bài viết chia sẻ, độc giả đã hiểu thêm được rất nhiều các chính sách có liên quan đến đất đai đã được nhà nước quy định. Cụ thể nhất là quy định về hạn mức giao đất ở và hạn mức giao đất nông nghiệp. Chắc chắn bài viết sẽ là nguồn thông tin bổ ích mà bạn cần phải tham khảo.