Phí công chứng nhà đất chắc chắn không còn xa lạ gì đối với mọi người trong lĩnh vực bất. Công chứng là một trong những bước quan trọng để thực hiện mua bán, trao đổi bất động sản và giao dịch các giấy tờ có liên quan. Khi có nhu cầu chuyển nhượng quyền sử dụng đất hay quyền sở hữu nhà ở thì bạn nên nắm rõ các quy trình và phí công chứng. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để có thêm thông tin.

Phí công chứng nhà đất

Phí công chứng nhà đất

Phí công chứng nhà đất là gì?

Để thực hiện công chứng nhà đất đúng quy trình, và giao dịch thủ tục nhanh chóng cần phải hiểu rõ hơn phí công chứng nhà đất, cụ thể như sau:

Khái niệm phí công chứng nhà đất

Phí công chứng được quy định tại Điều 56, Luật công chứng năm 2014 là khoản tiền mà người yêu cầu công chứng phải thực hiện nộp phí khi có nhu cầu làm thủ tục công chứng.

Khi thực hiện phí công chứng nhà đất sẽ bao gồm công chứng giao dịch, hợp đồng, phí cấp các bản sao văn bản. Chính vì vậy, phí công chứng khi mua bán là các khoản tiền mà các cá nhân, tổ chức có yêu cầu thực hiện công chứng hợp đồng, hay giao dịch có yêu cầu.

Thù lao công chứng nhà đất

Khái niệm phí công chứng và thù lao là khác nhau, để tránh nhầm lẫn hãy nên tìm hiểu kỹ về khái niệm thù lao công chứng để tránh nhầm lẫn. Thù lao công chứng được hiểu là khoản tiền người yêu cầu thực hiện công chứng phải thanh toán cho các cơ quan, tổ chức hành nghề và có thẩm quyền, được quy định như sau:

  • Soạn thảo, thực hiện giao dịch, hợp đồng, đánh máy, in ấn
  • Thực hiện yêu cầu của người công chứng
  • Xác minh, và giám định những yêu cầu cần thiết của người yêu cầu thực hiện công chứng
  • Một số việc khác có liên quan đến việc công chứng.

Giá trị pháp lý của văn bản công chứng

Giá trị pháp lý của văn bản công chứng

Giá trị pháp lý của văn bản công chứng

Các văn bản công chứng sẽ có hiệu lực pháp lý tính từ ngày được công chứng viên đã ký và thực hiện đóng dấu xác nhận của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hành nghề công chứng.

Các giao dịch, hợp đồng công chứng sẽ có hiệu lực thi hành và các bên có liên quan. Trong trường hợp khi bên có nghĩa vụ không thực hiện thì bên còn lại có quyền đưa ra nhờ Tòa án giải quyết theo hợp đồng, giao dịch khi có thoả thuận giữa hai bên, nếu không sẽ được giải quyết tuỳ theo quy định của pháp luật.

Giao dịch, hợp đồng được công chứng có một số trường hợp, chứng cứ hay tình tiết trong giao dịch hợp đồng công chứng sẽ không phải chứng minh (trừ khi trong trường hợp tòa án có lệnh tuyên bố là vô hiệu)

Bản dịch khi công chứng được sử dụng như văn bản được dịch. Do đó, khi công chứng các giao dịch, hợp đồng sẽ làm tăng thêm hiệu lực pháp lý của văn bản, có thể dễ dàng chứng minh nếu trong trường hợp có tranh chấp xảy ra.

Thủ tục công chứng nhà đất

Theo quy định của Nhà nước, người yêu cầu công chứng phải thực hiện hồ sơ công chứng, bao gồm các giấy tờ cơ bản sau:

  • Mẫu yêu cầu công chứng giao dịch, hợp đồng
  • Các dự thảo giao dịch, hợp đồng (nếu có)
  • Bản sao các giấy tờ tùy thân
  • Bản sao Sổ đỏ hay Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Bản sao các giấy tờ có liên quan như Giấy khai sinh, Giấy đăng ký kết hôn,....)

Thủ tục công chứng nhà đất

Thủ tục công chứng nhà đất

Thủ tục công chứng phải được thực hiện tại các cơ quan, văn phòng công chứng có giấy phép và thẩm quyền do Nhà nước ban hành.

Trong trường, người yêu cầu công chứng là người ốm yếu, người già, khó có thể đi lại được, người bị tạm giam, tạm giữ hay đang thi hành án hoặc có những lý do khác không thể đến để công chứng thì có thể uỷ quyền công chứng và cầm theo giấy tờ gốc.

Quy định về tính phí công chứng nhà đất và lưu ý cần thiết

Cách tính phí công chứng nhà đất và cần lưu ý để thực hiện một cách chính xác và nhanh chóng, cụ thể như sau:

Quy định về tính phí

Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 theo Thông tư 257/2016/TT-BTC, mức thực hiện thu phí công chứng mua bán nhà đất, cụ thể như nội dung ảnh dưới đây:

Khoản 2 Điều 4 theo Thông tư 257/2016/TT-BTC

Khoản 2 Điều 4 theo Thông tư 257/2016/TT-BTC

Ngoài ra, khi giữa hai bên chủ thể trong hợp đồng hay giao dịch mua bán nhà đất không chuẩn bị hợp đồng sẽ có thể yêu cầu công chứng viên soạn hợp đồng, hay giao dịch, đánh máy, in ấn và thực hiện công chứng đối với yêu cầu của các chủ thể yêu cầu công chứng, phải thực hiện xác minh, hay giám định và các việc có liên quan đến công chứng. Ngoài ra, phải trả thêm khoản phí thù lao công chứng.

Mức thù lao được quy định căn cứ do Uỷ ban nhân dân dựa vào tình hình của địa phương để đưa ra mức thù lao hợp lý. Các cơ quan có thẩm quyền sẽ có quyền đưa ra thù lao phù hợp với tổ chức của mình, và niêm yết công khai. Mức thù lao sẽ không được vượt quá mức quy định do Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh đề ra.

Một số lưu ý cần thiết về công chứng

Theo quy định của Nhà nước, các giấy tờ có liên quan đến vấn đề quyền sử dụng đất, hay quyền sở hữu nhà ở nên bắt buộc phải thực hiện phải công chứng. Hợp đồng chuyển nhượng hay mua bán nhà đất khi công chứng sẽ giúp người mua có đầy đủ các cơ sở pháp lý để thực hiện sang tên, chuyển nhượng.

Bên cạnh đó, đây còn là căn cứ để xác minh và giải quyết các vấn đề khi có tranh chấp xảy ra, góp phần giúp bạn hạn chế các giao dịch, dự án nhà đất ảo.

Một số quy định và lưu ý cần thiết khi công chứng nhà đất

Một số quy định và lưu ý cần thiết khi công chứng nhà đất

Công chứng là thủ tục vô cùng cần thiết và quan trọng trong quá trình thực hiện quyền mua bán và sử dụng đất. Việc tính phí được quy định tùy theo Nhà nước, hay do cơ quan có thẩm quyền quy định, và để thực hiện thủ tục công chứng một cách nhanh chóng, dễ dàng bạn cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, chính xác để tránh gây mất thời gian, cũng như tiền bạc.

Mong rằng, bài viết trên của batdongsanexpress.vn sẽ mang lại cho bạn thêm nhiều thông tin cũng như kiến thức về tính phí công chứng nhà đất. Chúc các bạn mạnh khỏe và thành công!