Giải thích chi tiết nhất về đất ruộng dùng để làm gì?
Do hiện nay ở nước ta có khá nhiều loại đất chẳng hạn như đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất không được sử dụng trong mỗi loại có các chức năng khác nhau. Vậy liệu rằng đất ruộng sẽ nằm trong nhóm đất nào? Đất ruộng dùng để làm gì và có thể sử dụng đất để ở không? Cách thức để có thể chuyển đổi thổ cư đất qua các bước nào? Cùng mình coi bài viết sau đây để có thêm thông tin chi tiết nhé!
Khái niệm về đất ruộng là gì?
Để biết được đất ruộng dùng để làm gì thì ta nên bắt đầu tìm hiểu định nghĩa về loại đất này. Theo như các chuyên gia đã phân tích rằng đất ruộng chính là loại đất nông nghiệp dùng để trồng các loại cây hằng năm. Dựa vào quy định Luật đất đai chỉ rõ tại điều 13 được phía Nhà nước ban cho các hộ dân, cá nhân hoặc một tổ chức trồng những loại cây lâu năm dùng phục vụ sản xuất.
Đất ruộng được xuất phát từ nhóm đất nào
Các loại đất trong nhóm đất ruộng dùng để làm gì?
Dựa vào phụ lục số 1 của Thông tư ban hành các điều khoản trong thống kế và sử dụng đất thì loại đất nông nghiệp (đất ruộng) sẽ được sử dụng với nhiều loại mục đích. Do mỗi loại cây có khoảng thời gian thu hoạch theo mùa vụ khác nhau, trong đó có các loại cây như sau:
- Cây công nghiệp trồng lâu năm: Đây là loại cây phải trồng trong khoảng thời gian lâu năm mới thu được các nguyên liệu để sản xuất cho công nghiệp. Ngoài ra có loại cần phải qua chế biến ở nhà xưởng mới được có thể được sử dụng như cây cao su, cacao, cà phê, dừa…
- Cây ăn quả với thời gian thu hoạch lâu năm: Loại cây cần một khoảng thời gian dài hạn mới thu được quả để sản xuất hoặc chế biến như cây cam, bưởi, mận, sầu riêng, vải…
- Cây thảo dược trồng lâu năm: Là một trong số các loại cây cần được trồng lâu năm mới cho ra một sản phẩm để thực hiện làm dược liệu như cây sâm, long não, hồi…
- Các loại cây trồng lâu năm khác: Trong đây có các loại cây đặc trưng lấy gỗ hoặc tạo cảnh như cây hoa sữa, bạch bàn, xà cừ… Ngoài ra còn có thể kết hợp trồng cây lâu năm cùng với các loại cây trồng thu hằng năm.
Liệu có được xây dựng nhà ở trên khu đất ruộng không?
Qua phần đất ruộng dùng để làm gì chắc hẳn mọi người cũng hiểu sơ qua được chức năng của loại đất nay. Tiếp đế giải thích việc đất ruộng hay còn gọi đất trồng cây lâu năm có được phép xây dựng nhà ở lên không? Căn cứ trên điều 6 của Bộ Luật Đất đai năm 2013 có ban hành các nguyên tắc khi sử dụng đất như sau:
- Cần phải sử dụng một cách hợp lý theo kế hoạch đã đưa ra và dùng đúng mục đích hoạt động của khu đất đó.
- Dùng một cách tiết kiếm mang đến hiệu quả, cần bảo vệ môi trường, không gây ảnh hưởng đến lợi ích của những người dùng đất xung quanh.
- Khi sở hữu khu đất ruộng cần phải thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ trong lúc đang sử dụng khu đất đó theo đúng Luật ban hành hoặc các Luật khác có liên quan.
Đất ruộng dùng để làm gì và các quy định khi dùng loại đất này
Do đó mà người sở hữu dùng khu đất cần phải dùng đúng mục đích đã ghi ngay trong giấy chứng nhận sử dụng đất. Ngoài ra khi muốn xây dựng nhà để ở thì cần phải lên cơ quan thẩm quyền của nhà nước để xin giấy phép. Đồng thời việc xây dựng chỉ được phép bắt đầu khi được cấp quyết định cho phép việc chuyển đổi mục đích khu đất sử dụng.
Vậy cần phải lưu ý không phải khi nào làm đơn gửi xin phép cũng được chấp nhận cho chuyển mục đích sử dụng đất. Bởi vì phía cơ quan nhà nước khi đưa ra kết luận sẽ phải dựa vào quy định căn cứ việc cho phép quyển mục đích dùng đất ở trong bộ Luật Đất Đai.
Các hồ sơ thủ tục cho quá trình chuyển đổi đất ruộng sang đất ở
Để có thể được phép xây nhà ở các khu đất ruộng thì các hộ dân, cá nhân hoặc tổ chức cần xin phép bên phía cơ quan nhà nước như sau:
Các hồ sơ giấy tờ cần được chuẩn bị
Dựa trên điều 6 của thông tư BTNMT thì khoản 1 đã nói khi người dùng đất ruộng có nhu cầu muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải chuẩn bị đầy đủ 1 bộ hồ sơ bao gồm:
- Đơn xin phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất dựa vào mẫu số 01
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất hoặc quyền sở hữu nhà ở, có tài sản giá trị khác gắn liền với khu đất.
Để thực hiện việc chuyển mục đích cần được trang bị đầy đủ hồ sơ
Quy trình thực hiện nộp hồ sơ
- Bước 1: Nộp bộ hồ sơ đã điền đầy đủ thông tin đế cho phía phòng Tài nguyên và môi trường của quận, thành phố, huyện, thị xã hoặc tỉnh vị trí của khu đất đang sử dụng.
- Bước 2: Phía bên cơ quan thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ của bên cá nhân, hộ gia đình, tổ chức.
- Bước 3: Giải quyết các vấn đề được yêu cầu. Chú ý trong giai đoạn thực hiện giải quyết thì phía cơ quan thuế gửi bạn thông báo để thực hiện việc phải đóng khoảng tài chính. Khi nhận được thông báo thì phía hộ dân, cá nhân hoặc tổ chức phải đóng thuế theo đúng hạn với số tiền đã báo ở trong thông báo.
- Bước 4: Gửi kết quả đến cho hộ dân, tổ chức, cá nhân. Khoảng thời gian để giải quyết hồ sơ chỉ trong thời hạn 15 ngày kể từ lúc nhận hồ sơ đạt hợp lệ. Không được quá 25 ngày đối với các hộ miền núi, đảo, vùng sâu, nơi có điều kiện kinh tế và xã hội hạn chế. Khoảng thời gian tính trên sẽ không tính các ngày nghỉ, lễ, dịp tết, thời gian với người thực hiện tài chính.
Tuân theo các quy định pháp luật để có thể chuyển đổi mục đích nhanh nhất
Cách để tính được số tiền cần đóng khi muốn chuyển mục đích
Ở tại điều 5 NĐ-CP khoản 2 đã có ra quy định khi muốn chuyển đổi từ đất ruộng (đất nông nghiệp) sẽ không bị phía Nhà nước thu khoảng thanh toán việc sử dụng đất sang loại đất ở. Chỉ có thu trên khoản chênh lệch giữa mức tiền sử dụng đất tính trên loại đất ở so với tiền trên đất đang sử dụng ngay thời điểm chuyển đổi. Công thức đã được quy định như sau:
Mức tiền khi sử dụng đất= Tiền khi sử dụng giá đất ở - Tiền khi sử dụng loại đất ruộng (đất nông nghiệp)
Một ví dụ cụ thể để bạn hình dung rõ: Bà A muốn đi chuyển 100m2 đất đang trồng sầu riêng sang loại đất để xây nhà. Biết được mức giá đất theo bảng giá đất ngay khu vực mảnh đất bà A là 4 triệu đồng/m2 và giá đất để trồng cây ăn quả lâu năm thì với mức 250.000 đồng/m2. Vậy khoảng tiền sử dụng đất của bà A cần phải nộp cho bên thuế để chuyển đổi mục đích sang nhà ở là 375 triệu đồng.
Cụ thể cách tính như sau:
- Số tiên sử dụng đất dựa vào giá đất để xây nhà của khu đất bà A có là 100m2 x 4 triệu đồng= 400 triệu đồng
- Số tiền sử dụng đất dựa vào giá đất để trồng cây ăn quả của khu đất bà A có là 100m2 x 250.000 đồng= 25 triệu đồng
- Khoảng tiền sử dụng đất củ bà A cần nộp là 400 – 25= 375 triệu đồng
Cách tính toán mức tiền sử dụng đất đóng cho chi cục thuế
Qua bài viết trên chắc hẳn bạn cũng biết chi tiết được đất ruộng là gì và đất ruộng dùng để làm gì, cũng như biết được cách sử dụng đất ruộng sao cho hiệu quả. Dựa vào quy định giúp không được xây nhà ở trên các loại đất nông nghiệp nếu đó không phải là đất đô thị và cần chuyển mục đích.