Giải đáp các thắc mắc hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất chi tiết
Mọi người hay có những thắc mắc trong hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất có cần phải mang đi công chứng không? Liệu rằng nếu không công chứng có làm giảm đi tính pháp lý hợp đồng này không thì đó cũng là câu hỏi khá nhiều người đặt ra. Bạn sẽ hay thường gặp nhiều các loại hợp đồng đặt cọc này trong các giao dịch ngoài đời sống. Vậy hãy cùng mình đi tìm câu trả lời khái quát các vấn đề trên nhé!
Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất được hiểu thế nào
Khái niệm về hợp đồng đặt cọc là gì?
Dựa vào Bộ luật dân sự 2015 ở điều 328 đã đưa ra quy định về việc đặt cọc được giải thích như sau. Đó là hành động giữa hai bên (bên đặt cọc- bên nhận đặt cọc) bằng một hiện kim có thể là tiền, vàng, đá quý (đây chính là tài sản chung cho đặt cọc). Được quy định trong thời gian để đảm bảo được các ký kết trong điều khoản và thực hiện các điều khoản trong hợp đồng.
Các quyền và nghĩa vụ bắt buộc ở hai bên giao dịch
Bên đặt cọc có những quyền và nghĩa vụ như sau:
- Phải bàn giao đủ các tài sản cho bên nhận đặt cọc mua bán nhà đất
- Ký kết các hợp đồng giữa hai bên và đảm bảo thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng đã thỏa thuận
- Sẽ nhận lại đúng tài sản như trong giao dịch đã bàn bạc ký hợp đồng giữa hai bên
- Sẽ bị khấu trừ lại một khoản hoặc toàn bộ cả tài sản nếu trường hợp bị từ chối không thực hiện các cam kết
Bên nhận đặt cọc cũng sẽ có các quyền và nghĩa vụ như sau:
- Được nhận những tài sản bên đặt cọc giao
- Phải cam kết và làm đúng theo hợp đồng cũng như thực hiện các nghĩa vụ mà hai bên đã đưa ra trong hợp đồng
- Phải trả lại tài sản đặt cọc đúng và đảm bảo như lúc bên đặt cọc đã cam kết trong hợp đồng.
Khái niệm công chứng là gì?
Được hiểu theo quy định của Luật công chứng 2014 ban hành là việc các chứng viên trong văn phòng công chứng sẽ xác nhận tính hợp pháp của văn bản đó. Xác nhận rằng văn bản đó có chính xác, chứng thực, tuân theo quy định pháp luật, chuẩn đạo đức xã hội. Nếu đúng theo các quy định được giao thì sẽ được cơ quan công chứng cho các tổ chức, cá nhân đó.
Tính pháp lý trên hợp đồng
Loại văn bản được công chứng là các loại giấy hợp đồng giao dịch sẽ được các chứng viên sẽ công chứng đúng theo quy định nhà nước ban. Tính pháp lý trong việc công chứng các văn bản sẽ được cụ thể như sau:
- Văn bản được công chứng sẽ có giá trị về tính pháp lý kể từ ngày bắt đầu được chứng viên của các cơ quan công chứng đóng dấu vào.
- Các loại hợp đồng giao dịch khi được công chứng sẽ có hiệu lực pháp lý ràng buộc các yêu cầu giữa hai bên. Khi trường hợp một trong hai bên không chịu chấp hành các quyền và nghĩa vụ thì có quyền đưa ra Tòa án để giải quyết vụ việc.
- Nếu trong quá trình kiện về dân sự thì hợp đồng được công chứng vẫn có giá trị căn cứ chứng cứ về các tình tiết. Trừ trường hợp khi hợp đồng này vô hiệu sẽ không có giá trị giải quyết.
Tính pháp lý trên hợp đồng giao dịch
Những quy định cụ thể hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất
Căn cứ vào bộ Luật dân sự 2015, một giao dịch về dân sự sẽ bị vô hiệu hóa khi chúng không đáp ứng đầy đủ các điều kiện và hình thức. Do đó một hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất để có hiệu lực phải đáp ứng những điều sau:
- Chủ thể tham gia giao dịch phải có năng lực pháp lý về hành vi dân sự mới được thực hiện các hợp đồng giao dịch
- Chủ thể khi tham gia vào hợp đồng phải tự nguyện tuyệt đối
- Các mục đích hợp đồng không được trái phép hay vi phạm pháp luật, trái hành vi đạo đức xã hội
- Tuân theo đúng hình thức giao dịch được pháp luật quy định nên
Do đó khi hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất phải theo đúng quy định của pháp luật ban hành, nếu không đúng các yêu cầu thì được bên Tòa Án tuyên bố hợp đồng này vô hiệu hóa không có giá trị pháp lý.
Các quy định cụ thể cho các hợp đồng đặt cọc
Tùy vào các trường hợp vô hiệu theo quy định của Luật dân sự 2015 tại điều 129 sẽ có hai trường hợp đảm bảo không bị vô hiệu hóa giá trị. Bao gồm văn bản hoặc hợp đồng đúng quy định tuy không công chứng nhưng thực hiện ít nhất 2/3 giao dịch. Trường hợp này sẽ tùy vào yêu cầu của bên Tòa án nên sẽ được tuyên bố là hợp đồng hay văn bản có hiệu lực.
Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất có bắt buộc phải công chứng mới có hiệu lực không?
Trong Bộ Luật dân sự có đưa ra các loại hợp đồng phải công chứng thì mới được sử dụng hợp pháp bao gồm:
- Hợp đồng giao tặng cho bên bất động sản
- Hợp đồng để chuyển nhượng, góp vốn để sử dụng đất kèm tài sản gắn liền với đất
- Hợp đồng để cho thuê hoặc thuê lại để sử dụng đất đó
- Văn bản giao lại quyền thừa kế sở hữu đất
- Hợp đồng chuyển nhượng đất đai
Qua đó bạn có thể thấy hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất sẽ không nằm trong các loại hợp đồng bắt buộc phải công chứng theo ban hành pháp luật. Bởi vậy nếu không công chứng hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất thì vẫn sẽ có hiệu lực do pháp luật quy định.
Có phải công chứng cho hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất không?
Các điều nên lưu ý khi ký hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất
- Năng lực pháp lý và hành vi dân sự của đối tượng giao kết có đầy đủ tuân theo yêu cầu không
- Liệu khu đất hay căn nhà đó có đang trong tình trạng bị tranh chấp, thế chấp không
- Giá trị tài sản đang được đặt cọc có phù hợp với điều lệ trong hợp đồng không
Tất cả thông tin trên đây là những thông tin có liên quan đến việc ký hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất mà bạn có thể tham khảo qua. Hy vọng những thông tin chi tiết trên sẽ giúp bạn biết được về các quy định trong bản hợp đồng này.