Đo đạc địa chính là gì? Quy trình thực hiện đo đạc như thế nào?
Đo đạc địa chính là một phần công việc không thể thiếu của các cấp chính quyền địa phương trong việc quản lý và sử dụng đất đai. Vậy mấy ai đã hiểu hết về công việc này. Cụ thể như: Công việc chính là gì? Chúng được phân loại như thế nào? Quy trình được thực hiện ra làm sao?... Nếu bạn muốn tìm hiểu những thông tin trên thì có lẽ bài viết này sẽ phù hợp hơn cả.
Đo đạc địa chính là gì?
Thực chất đo đạc địa chính là nhiệm vụ xác định về mốc giới, ranh giới và diện tích của các lô, thửa đất cụ thể nào đó. Đây chính là bước đệm để thực hiện chính xác việc xác định các vị trí trên bản đồ. Mục đích chính là phục vụ cho công tác quản lý đất cũng như việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đo đạc địa chính là gì?
Hiện này, việc đo đạc này rất quan trọng bởi chúng phục vụ rất nhiều cho công tác bàn giao mặt bằng, phục vụ cho việc mua bán, cho thuê đất. Hơn nữa đây cũng là việc cần làm để phục vụ cho việc thu thuế chuyển nhượng, thuế sử dụng và thuế chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Việc đo đạc này đòi hỏi độ chính xác cao để tránh việc cấp sai, cấp thiếu, cấp thừa diện tích trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bởi đây là loại giấy tờ có giá trị pháp lý chính vì vậy công việc đo đạc đòi hỏi người phải có chuyên môn.
Phân loại đo đạc địa chính.
Đo đạc địa chính nghe có vẻ rất đơn giản đây chỉ là một công việc đi đo để lấy số liệu về đất mà ít ai biết được công việc thực tế mà họ phải làm. Trên thực tế, đo đạc địa chính được chia làm 4 loại với 4 nhiệm vụ khác nhau và những công việc cụ thể đó là:
Trích lục thửa đất địa chính.
Trích lục thửa đất địa chính
Nhiệm vụ chính của công việc này đó là đo đạc với từng lô, thửa đất riêng biệt tại những nơi chưa có bản đồ địa chính. Việc đo đạc này sẽ giúp cho chính quyền địa phương sẽ dễ dàng hơn trong việc quản lý đất đai.
Đo đạc để chỉnh lý bản đồ địa chính.
Hình thức này chỉ được thực hiện khi ranh giới đất có sự thay đổi trên bản đồ. Cụ thể như thay đổi về diện thích hay thay đổi mục đích sử dụng… Ngoài ra, đo đạc để chỉnh lý bản đồ cũng được thực hiện khi mốc giới hoặc địa giới hành chính có sự thay đổi. Ví dụ như việc sáp nhập hoặc chia tách các xã, huyện hoặc tỉnh…
Đo và vẽ bổ sung thêm vào bản đồ địa chính
Thường công tác này sẽ được thực hiện chủ yếu ở những đơn vị hành chính cấp xã. Bởi vì đa số các xã đã có bản đồ địa chính nhưng chưa thực hiện đo và vẽ khép kín. Hoặc những khu vực đã đo vẽ rồi nhưng lại chưa chi tiết hóa từng thửa đất trên địa bàn.
Đo và vẽ lại bản đồ địa chính
Đây được coi là một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất trong việc đo đạc địa chính. Bởi đa số công việc này sẽ thực hiện đối với những khu vực chưa có bản đồ địa chính. Hoặc cũng có trường hợp đã có bản đồ địa chính những có nhiều biến động.
Đo và vẽ lại bản đồ địa chính
Có lẽ, đến đây chúng ta mới thấy hết được công việc của những người làm công tác địa chính. Hiểu thêm công việc của họ cũng là một việc làm tốt đúng không các bạn. Vậy quy trình đo được thực hiện như thế nào? Phần tiếp theo sẽ giúp bạn trả lời tiếp câu hỏi này.
Quy trình thực hiện đo đạc địa chính.
Để có được những thông tin chính xác về tất cả các vị trí trên bản đồ địa chính sẽ không hề đơn giản như mọi người vẫn tưởng. Bởi làm được như vậy, những người thực hiện nhiệm vụ đo đạc địa chính phải tiến hành tuần tự theo các bước. Cụ thể các bước sẽ được thực hiện như sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu của công việc
Để làm được công việc này thì nhân viên làm nhiệm vụ đo đạc phải phối hợp chặt chẽ với chủ sở hữu để xác định rõ nhiệm vụ của mình. Cụ thể như như việc: Đo để cấp đổi, đo để chuyển quyền sử dụng đất, đo để chuyển mục đích sử dụng, đo để cấp tách thửa đất, đo hợp thửa, đo tranh chấp…
Trước khi đo cần phải xác định mục tiêu của việc đo đạc
Bước 2: Thu thập mọi tài liệu liên quan để phục vụ cho công tác đo đạc.
Để có thể làm việc một cách chính xác và minh bạch thì nhân viên phải yêu cầu chủ sở hữu cung cấp đầy đủ các loại giấy tờ có liên quan chứng minh quyền sử dụng hợp pháp của họ. Cụ thể là: Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… Các loại giấy tờ này có thể là bản sao có công chứng hoặc không công chứng cũng được.
Bước 3: Xác định rõ về ranh giới thửa đất trên thực tế đồng thời đánh dấu vị trí đó trên bản đồ.
Đối với những người có kinh nghiệm trong việc đo đạc địa chính thì chắc chắn sẽ không lạ với các dụng cụ như: Đinh sắt, cọc bê tông, vạch sơn, cọc gỗ… Bởi đây là những dụng cụ hỗ trợ cho việc đo đạc được diễn ra nhanh hơn và chuẩn xác hơn.
Sau khi đã đánh dấu xong, nhân viên đo đạc sẽ phải xác định các vị trí đó trên bản đồ. Trong quá trình đo, nhân viên cần phải ghi rõ địa chỉ các thửa đất tứ cận. Bởi đây sẽ là thông tin chính xác nhất để phục vụ cho công tác hoàn thiện hồ sơ pháp lý sau này.
Bước 4: Đo đạc lại thửa đất.
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì việc đo đạc địa chính cũng trở lên dễ dàng hơn. Nhân viên cần chuẩn bị đầy đủ các loại máy móc, thiết bị có liên quan như: Thước đo, máy đo, máy toàn đạc điện tử trước khi đo thực địa. Đây là những dụng cụ đo khá hiện đại và có thể cho kết quả chính xác nhất.
Đo đạc lại diện tích thửa đất
Bước 5: Đối chiếu lại với tài liệu cũ.
Đây cũng là 1 bước rất quan trọng để xác thực tính chính xác của số liệu. Nếu có sự sai lệch thì nhân viên sẽ tìm ra nguyên nhân và biết cách giải trình. Thực tế, tất cả những ai làm công việc này đều rất coi trọng bước quan trọng này.
Bước 6: Xác nhận chính chủ và tứ cận của thửa đất.
Sau khi đã có kết quả, nhân viên đo đạc phải xuất kết quả, tập hợp hồ sơ và kể cả là hồ sơ kỹ thuật của thửa đất. Từ những thông tin này cần phải xác nhận lại với chủ sở hữu sau đó mới có thể nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền.
Bước 7: Nộp hồ sơ.
Đây là bước cuối cùng khi thực hiện 1 quy trình đo đạc địa chính. Tuy nhiên, để tránh sai sót trước khi nộp hồ sơ chúng ta nên kiểm tra kỹ thêm một lần nữa. Khi đã kiểm tra xong bạn có thể nộp hồ sơ cho các cơ quan có thẩm quyền. Thường thì bạn sẽ không được nhận ngày giấy chứng nhận mà sẽ có giấy hẹn của cơ quan chuyên môn.
Có lẽ, đến đây chắc hẳn những ai quan tâm đến nhiệm vụ của những người làm công việc đo đạc địa chính đã hiểu thấu đáo được vấn đề. Vậy nếu bạn có đam mê với nghề này thì hãy hành động nhé.