“Đất chật người đông” vì thế mà một số hộ gia đình vẫn quyết định xây dựng nhà ở trên những nền móng yếu như đất ruộng. Tuy nhiên, điều mà nhiều gia chủ khá lo lắng là không biết đất ruộng nên làm móng gì để công trình của mình được vững chãi, kiên cố, tránh được tình trạng nứt, sụt lún, bị nghiêng? Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn những kinh nghiệm, lưu ý khi xây nhà trên nền đất yếu, bạn có thể tham khảo.

Nền đất ruộng là như thế nào?

Giải pháp xây nhà trên nền đất ruộng

Giải pháp xây nhà trên nền đất ruộng

Khá nhiều người hiện nay vẫn băn khoăn không hiểu xây nhà trên nền đất ruộng, đất yếu là như thế nào? Đất ruộng hay còn được biết đến là đất nông nghiệp, đất được sử dụng để canh tác, gồm cả trồng trọt và chăn nuôi. Đây là phần diện tích đất được nhà nước giao cho nhân dân sử dụng, phục vụ sản xuất góp phần xây dựng và phát triển xã hội.

Trong trường hợp gia đình bạn có nhu cầu xây dựng trên đất ruộng, thì miếng đất ruộng này sẽ được san lấp mặt bằng, mở rộng diện tích để xây dựng nhà ở, khu vực chăn nuôi. Bạn cũng cần lưu ý rằng khu vực đất ruộng được san lấp để làm nhà thì nền đất của nó khá yếu. Đất không được vững chắc như các loại đất khác. Đó cũng chính là lý do vì sao mà nhiều người lo lắng không biết đất ruộng nên làm móng gì là hợp lý nhất.

Đất ruộng nên làm móng gì?

Đất ruộng nên làm móng gì được nhiều người quan tâm

Đất ruộng nên làm móng gì được nhiều người quan tâm

Vẫn biết rằng, đất ruộng có nền đất yếu, có tỷ lệ nghiêng lệch, sụt lún khá cao. Tuy nhiên, chẳng ai muốn làm nhà trên nền đất ruộng yếu cả. Song, không phải gia đình nào cũng sở hữu được mảnh đất vuông vắn, thuận tiện, có nền móng vững chắc. Trong trường hợp không còn giải pháp nào tốt nữa, thì người ta lựa chọn xây nhà trên đất ruộng.

Làm nhà đất ruộng nên làm móng gì? Có bị sao không? Bạn cần biết rằng, làm nhà trên đất ruộng, chi phí bỏ ra sẽ cao hơn rất nhiều so với những nền móng khác. Thế nên, bạn cần cân nhắc, lựa chọn đơn vị thiết kế và thi công uy tín, giàu kinh nghiệm. Họ sẽ tính toán và đưa ra những giải pháp tốt, hữu ích nhất cho bạn để quyết định nền móng vững chắc, phù hợp với địa chất của từng mảnh đất. Từ đó, giúp bạn tiết kiệm được tối đa kinh phí, lại an toàn trong quá trình ở.

Kinh nghiệm khi xây nhà trên đất ruộng

Một số kinh nghiệm xây nhà trên nền đất yếu

Một số kinh nghiệm xây nhà trên nền đất yếu

Chọn giải pháp làm móng nhà phù hợp với địa chất

Kinh nghiệm đầu tiên dành cho bạn khi đang tìm giải pháp đất ruộng nên làm móng gì? Thì hãy chọn làm móng nhà phù hợp với địa chất của mảnh đất bạn muốn xây lên. Hiện nay, thay đổi kết cấu của đất xây dựng và thay đổi móng nhà là hai biện pháp xây dựng được lựa chọn nhiều và phổ biến nhất.

Thay đổi kết cấu đất xây dựng

Vì đất ruộng, đất nền chịu tải trọng kém nên trong quá trình thi công cần tìm ra một số giải pháp làm tăng khả năng chịu lực của kết cấu hoặc làm giảm đi áp lực lên bề mặt nền. Vì thế, bạn hãy lựa chọn những vật liệu nhẹ, có kết cấu nhẹ hoặc lựa chọn những thanh mảnh để làm giảm đi sức nặng cho công trình. Tuy nhiên, nó vẫn đáp ứng được tốt khả năng chịu lực.

Giải pháp làm thay đổi kết cấu đất xây dựng

Giải pháp làm thay đổi kết cấu đất xây dựng

Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn phân cắt các mặt bằng của công trình bằng các khe lún. Hoặc bạn sử dụng đai bê tông cốt thép trong quá trình xây dựng nhà ở. Như thế, nó sẽ giúp làm tăng lên khả năng chịu ứng suất kéo khi chịu định uốn.

Thay đổi móng nhà phù hợp

Đây cũng là một trong những cách khá hay được nhiều người lựa chọn khi xây dựng công trình nhà ở trên đất ruộng. Bạn có thể áp dụng một trong ba cách như sau:

Cách làm móng nhà trên nền đất ruộng

Cách làm móng nhà trên nền đất ruộng

  • Cách 1: Bạn lựa chọn thay đổi móng đơn bằng móng băng, móng băng giao thoa hoặc móng bè, móng hộp đều được. Nếu trong quá trình làm móng băng mà vẫn bị biến dạng. Thì bạn có thể kết hợp các phương pháp để tăng khả năng chịu lực cho móng nhà.
  • Cách 2: Bạn lựa chọn thay đổi hình dạng và kích thước của móng nhà.
  • Cách 3: Thay đổi chiều sâu chôn móng. Chiều sâu của móng được tính từ mặt đất đến hố móng. Việc thay đổi chiều sâu sẽ giúp giảm đi tình trạng bị sụt lún, bị nghiêng. Đồng thời, nó cũng giúp tăng chịu tải của nền.

Ngoài những giải pháp trên, hiện nay nhiều người còn áp dụng một số biện pháp khác như: xử lý cơ học, thay đổi nền đất và thực hiện xử lý bằng nhiệt học. Tùy thuộc vào vị trí đất xây dựng mà bạn có thể cân nhắc và lựa chọn biện pháp xây dựng sao cho hợp lý nhất.

Móng nhà rất quan trọng

Móng nhà rất quan trọng

Chắc hẳn, qua bài viết trên bạn đã biết được đất ruộng nên làm móng gì rồi phải không nào? Khi làm móng nhà trên nền đất ruộng đòi hỏi phải có kỹ thuật thi công cao, tốt và người thiết kế, giám sát thi công phải là những người giàu kinh nghiệm, để có thể linh hoạt đưa ra những phương án xây dựng hợp lý. Hy vọng rằng, những thông tin này sẽ giúp ích bạn trong quá trình xây nhà trên nền đất ruộng.