Đất ruộng làm sổ đỏ có được không? Quy trình và thủ tục như thế nào?
Đất ruộng làm sổ đỏ được không? Thủ tục làm sổ đỏ cho đất ruộng như thế nào?... Rất nhiều câu hỏi có liên quan đến việc làm sổ đỏ cho đất ruộng được đặt ra. Tuy nhiên, không phải tất cả các bạn đều có câu trả lời. Bài viết sau sẽ giúp các bạn giải đáp được những câu hỏi hóc búa này.
Liệu rằng đất ruộng có làm được sổ đỏ không?
Đất ruộng là gì?
Trước khi hướng dẫn độc giả có đất ruộng làm sổ đỏ, chúng tôi muốn các bạn hiểu sơ qua khái niệm về đất ruộng một chút. Bởi thực tế, nhiều người còn đang hiểu sai về đất ruộng và đất nông nghiệp.
Nếu chúng tôi không nói thì có lẽ cũng biết được rằng Việt Nam là một nước nông nghiệp và chúng ta đang bước vào quá trình công nghiệp hóa. Chính vì vậy, đất nông nghiệp là một cụm từ quá quen thuộc với người dân Việt Nam. Đồng nghĩa với điều đó là sự lầm tưởng của người dân về đất ruộng và đất nông nghiệp.
Đất ruộng là gì?
Thực chất đất ruộng là một loại đất nông nghiệp và đây là loại đất được sử dụng để trồng cây lúa hoặc những cây nông nghiệp hàng năm. Có nghĩa là đất ruộng có nghĩa hẹp hơn đất nông nghiệp các bạn nhé.
Hiểu một cách chính xác nhất thì đất ruộng là loại đất mà nhà nước giao cho người nông dân để họ tạo ra sản phẩm nông nghiệp. Hay cũng có thể hiểu: Đất ruộng là tài liệu lao động, là đối tượng lao động và là cả tư liệu lao động của ngành nông nghiệp. Hiểu một cách đơn giản nhất đây chính là loại đất được sử dụng để trồng cây lúa nước.
Điều kiện để đất ruộng làm sổ đỏ là gì?
So với đất nông nghiệp nói chung và đất ruộng nói chung thì việc làm sổ đỏ hiện nay là không hề khó. Tuy nhiên, để đủ thủ tục, đúng pháp luật thì đất ruộng làm sổ đỏ cần phải đảm bảo được các yêu cầu sau:
Điều kiện để đất ruộng làm sổ đỏ
- Người sử dụng đất ruộng nói riêng và đất nông nghiệp nói chung phải sử dụng trước ngày Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực. Có nghĩa là việc sử dụng trước ngày 01/07/2014.
- Người sử dụng đất ruộng không có các giấy tờ liên quan theo quy định tại Điều 100 của Luật đất đai năm 2013.
- Người sử dụng đất phải có hộ khẩu thường trú tại chính địa phương có thửa đất mà họ muốn làm sổ đỏ.
- Đất ruộng nói riêng và đất nông nghiệp nói chung muốn cấp sổ đỏ phải đang được sản xuất tại nơi có điều kiện kinh tế, xã hội gặp nhiều khó khăn.
- Hơn thế nữa là người sử dụng phải được chính quyền địa phương xác nhận là người sử dụng thửa đất đó một cách ổn định. Đặc biệt là không xảy ra bất cứ tranh chấp nào trong quá trình sử dụng đất.
Nếu người sử dụng đất ruộng đáp ứng đủ các điều kiện trên thì chúng ta có thể tiến hành làm thủ tục cấp sổ đỏ. Đương nhiên, quá trình làm sổ đỏ sẽ không phải nộp tiền sử dụng đất như những loại đất khác. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, các bạn có thể tìm hiểu thêm tại Điều 101 của Luật đất đai năm 2013.
Chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp sổ đỏ cho đất ruộng.
Theo như chúng tôi tìm hiểu tại Điều 8 của Thông tư 24/2014/TT-BTNMT thì hồ sơ chuẩn bị cho đất ruộng làm sổ đỏ lần đầu sẽ bao gồm các loại giấy tờ như sau:
- Loại giấy tờ đầu tiên cần phải có đó là đơn đăng ký cấp sổ đỏ cho đất ruộng. Đơn này người sử dụng đất ruộng phải tìm hiểu và làm đúng theo mẫu đơn 04/ĐK được ban hành trong thông tư.
Hồ sơ đề nghị cấp sổ đỏ cho đất ruộng
- Ngoài ra, các bạn phải tìm hiểu thêm tại Điều 100, Điều 18 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP để biết thêm 1 số loại Giấy tờ có liên quan và phù hợp với từng trường hợp sử dụng đất ruộng.
- Đối với tổ chức trong nước và các cơ sở tôn giáo sử dụng đất ruộng trước ngày 01/07/2004 thì cần phải có báo cáo về kết quả rà soát hiện trạng đối với đất mà họ đang sử dụng.
- Bên cạnh đó, người sử dụng đất cần phải nộp đầy đủ các loại giấy tờ có chứng thực về việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định. Kể cả những loại giấy tờ có liên quan đến việc miễn giảm nghĩa vụ tài chính theo đúng quy định của Pháp luật.
Trách nhiệm và nghĩa vụ của cơ quan hành chính Nhà nước về việc đất ruộng làm sổ đỏ.
Trên thực tế, sẽ có 2 cơ quan phải chịu trách nhiệm chính về việc đất ruộng làm sổ đỏ đó là: Văn phòng đăng ký đất đai và phòng Tài nguyên và Môi trường. Vậy cụ thể những nhiệm vụ đó là gì?
Trách nhiệm của Văn phòng đăng ký đất đai.
- Trong trường hợp cá nhân, hộ gia đình hoặc cộng đồng dân cư nộp hồ sơ xin cấp sổ đỏ cho đất ruộng thì Văn phòng đăng ký phải gửi hồ sơ lại cho UBND cấp xã xác nhận theo đúng quy định tại Nghị định Số: 43/2014/NĐ-CP.
Trách nhiệm của Văn phòng đăng ký đất đai
- Văn phòng Đăng ký đất đai cũng cần phải hoàn thiện trích lục bản đồ địa chính hoặc cũng có thể là trích đo địa chính đối với thửa đất ruộng mà người dân muốn đề nghị cấp sổ đỏ. Cụ thể là để xác định hiện trạng cũng như ranh giới của thửa đất trước khi đất ruộng làm sổ đỏ.
- Kiểm tra đồng thời xác minh nếu trường hợp trên thửa đất đó có tài sản gắn liền trên đất đối với những tài sản thuộc quyền sở hữu của tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài… chưa có sơ đồ xác nhận hoặc tư cách pháp nhân của tài sản đó.
- Văn phòng đăng ký cũng cần phải kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ, xác minh thực trạng cũng như những điều kiện cần thiết trước khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng mẫu đơn đăng ký.
- Trong trường hợp, tài sản gắn liền trên đất không có sự thay đổi theo quy định tại Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định thì chỉ cần xin xác nhận của cơ quan nhà nước đối với tài sản cần xác minh. Theo quy định thì cơ quan nhà nước phải có kết quả xác minh sau 5 ngày bắt đầu từ lúc nộp hồ sơ.
- Văn phòng đăng ký cũng cần cập nhật lại thông tin của thửa đất, kể cả tài sản gắn liền trên đất. Đồng thời đăng ký vào cơ sở dữ liệu đất đai cũng như hồ sơ địa chính.
- Trong trường hợp, người sử dụng đất đáp ứng đủ các điều kiện trên thì Văn phòng đăng ký phải thông báo với người đăng ký để họ thực hiện nghĩa vụ tài chính theo đúng quy định.
Trách nhiệm của Phòng Tài nguyên và Môi trường.
Đất ruộng làm sổ đỏ là trách nhiệm của cơ quan nhà nước. Chính vì vậy, toàn bộ quy trình phải được tiến hành đúng trình tự, đúng nguyên tắc và đủ thủ tục. Sau khi Văn phòng đăng ký đất làm xong nhiệm vụ của mình thì Phòng Tài Nguyên và Môi trường phải có trách nhiệm hoàn thiện những nhiệm vụ sau:
Trách nhiệm của Phòng Tài nguyên và Môi trường
- Kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ đề nghị cấp sổ đỏ của cá nhân, hộ gia đình cũng như tổ chức xã hội đã nộp cho Văn phòng đăng ký.
- Sau khi đã đủ thủ tục thì cơ quan này phải làm tờ trình cũng như dự thảo quyết định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với cá nhân, tổ chức có liên quan.
- Nhiệm vụ tiếp theo đó là Phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ công bố quyết định và chuyển Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến chính tay người sử dụng.
Hy vọng, với những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp độc giả đã hiểu thấu đáo toàn bộ quy trình, thủ tục của việc đất ruộng làm sổ đỏ. Chắc chắn đây sẽ là những thông tin bổ ích để những người cần có thể làm nhanh gọn công việc của mình.