Đất ruộng là đất cấp mấy? Đây cũng là một câu hỏi khá khó đối với những người không có chuyên môn về địa chất. Thực tế, để phân loại đất, đá, bùn thì Bộ xây dựng đã ban hành công văn 1776/BXD-VP ngày 16/8/2007 kèm theo cả nội dung bổ sung của quyết định 1091/QĐ-BXD ngày 26/12/2011. Vậy chúng ta sẽ cùng nhau phân tích để hiểu thêm vấn đề này các bạn nhé.

Cách phân loại đất theo phương pháp của ngành xây dựng.

Thực tế, nếu theo đúng công văn của Bộ xây dựng mà chúng tôi cung cấp ở trên thì chúng ta có rất nhiều cách phân loại. Tuy nhiên, với đất ruộng thì có lẽ chúng ta chỉ cần tìm hiểu ở nội dung này là có thể trả lời được câu hỏi đất ruộng là đất cấp mấy?

Cách phân loại đất trong xây dựng

Cách phân loại đất trong xây dựng

Đất cấp I đất nhóm 1.

Đặc điểm nhận biết loại đất cấp I là có thể dùng xẻng sẽ xúc được một cách dễ dàng. Chúng được chia là 2 loại cơ bản là:

  • Loại đất đầu tiên đó là: Đất phù sa, đất mùn, đất đen, đất cát bồi, đất màu, đất hoàng thổ.
  • Loại đất thứ 2 đó là đất vùng đồi bị sụt lở hoặc cũng có thể là đất ở nơi khác đem đến đổ.

Đất cấp I nhóm đất 2.

Nhóm đất này, chúng ta có thể nhận biết bằng cách dùng xẻng ấn nặng tay một chút là có thể xúc được. Đối với đất cấp II, chúng ta có thể chia thành 4 loại là:

  • Loại đất đầu tiên đó là đất sét pha cát hoặc đất cát pha sét.
  • Hay nhóm đất có màu ẩm ướt nhưng chưa đảm bảo được tính dẻo cũng được xếp vào nhóm đất này.
  • Hoặc cũng có thể là đất nhóm 3, nhóm 4 do sụt lở hoặc cũng có thể là do nơi khác mang đến đổ và chúng chưa đảm bảo đủ điều kiện để trở thành đất nguyên thổ.

Những loại đất đồi bị sụt lún

Những loại đất đồi bị sụt lún

  • Hoặc cũng có thể là đất phù sa, đất màu, đất cát bồi, đất bùn, đất nguyên thổ những có độ tơi xốp có lẫn rễ cây, gạch vụn, sỏi đá…

Theo các bạn thì đất ruộng là đất cấp mấy trong 2 loại đất này? Có lẽ chúng ta sẽ tìm hiểu thêm một số loại đất khác để có câu trả lời chính xác hơn nữa các bạn nhé.

Đất cấp I nhóm đất 3.

Cách nhận biết loại đất này cũng khá dễ là chúng ta dùng xẻng cải tiến đạp với lực bình thường là đã ngập được xẻng. Thường đất này cũng bao gồm các loại sau:

  • Nhóm đất sét pha cát cũng được xếp vào nhóm này.
  • Nhóm đất sét trắng, sét vàng, đất chua hay đất kiềm ở trạng thái ẩm và mềm.
  • Nhóm đất có độ ngậm nước lớn với trọng lượng là 1,7 tấn/1m3 trở lên.
  • Ngoài ra còn có đất đen, đất cát, đất mùn có sỏi đá, mùn rác, rễ cây… chiếm khoảng 10-20% thể tích và có tới 150-300 kg/1m3.

Đất cấp II nhóm đất 4.

Với loại đất này chúng ta phải sử dụng mai thì mới xắn được. Chúng sẽ bao gồm những nhóm đất sau:

  • Đất mùn, đất đen ngậm nước và trông chúng khá nát và dính.
  • Hoặc cũng có thể là nhóm đất do thân cây, lá cây mục tạo thành. Khi dùng mai hoặc xẻng sắn thì chúng rất dễ bị vỡ vụn.
  • Nhóm đất sét pha cát, đất sét ngậm nước những chúng chưa tạo thành bùn.

Nhóm đất trồng nhiều cây Sim

Nhóm đất trồng nhiều cây Sim

  • Hoặc các loại đất màu mềm, đất mặt sườn đồi mà trên đó có nhiều cây sim, cây dành dành hoặc cây mua mọc.

Đất cấp II nhóm đất 5.

Với nhóm đất này chúng ta phải dùng cuốc mới có thể cuốc được. Theo bạn thì đất ruộng là đất cấp mấy? Bởi phải dùng đến cuốc là khá giống với đất ruộng đúng không nào? Chắc các bạn sẽ trả lời được khi tìm hiểu những nhóm đất sau:

  • Loại đất trên mặt sườn đồi có lẫn ít sỏi.
  • Loại đất sét có pha màu xám.
  • Loại đất đỏ ở trên đồi núi, đất sét pha sỏi non.
  • Loại đất sét trắng chúng có kết cấu chặt thêm vào đó có lẫn một chút mảnh vụn kiến trúc, rễ cây chiếm tới 10%. Hoặc khối lượng là 50-150kg/ 1m3.
  • Nhóm đất mùn, đất cát, đất hoàng thổ… có lẫn rễ cây, mảnh vụn kiến trúc chiếm 25% - 35% thể tích hoặc khối lượng trên 300kg - 500kg/ 1m3.

Đất cấp III nhóm đất 6.

Với những loại đất này chúng ta phải sử dụng cuốc chim mới có thể đào được đất. Thường chúng bao gồm những nhóm đất sau:

  • Những loại đất nâu đất sét rắn, đất chua và đất kiềm thổ cứng, đất mặt đường, mặt đê.

Đất ở trên mặt sườn đồi có lẫn sỏi đá

Đất ở trên mặt sườn đồi có lẫn sỏi đá

  • Hay những loại đất ở trên mặt sườn đồi có lẫn sỏi đá. Hoặc đất sét có cấu hình chặt có cả sỏi, cuội, gốc rễ cây…
  • Hoặc cũng có thể là loại đá vôi bị phong hóa.

Đất cấp III nhóm đất 7.

Loại đất này khá rắn, phải dùng tới lưỡi chim nhỏ có khối lượng là 2,5 kg mới có thể đào đạo. Chúng bao gồm các loại sau:

  • Loại đất đồi có lượng sỏi chiếm tới 25% - 35% và có lẫn đá tảng, đá trái chiếm tới 20% thể tích.
  • Nhóm đất trên mặt đường đá dăm, đường đất rải mảnh sành hoặc gạch vỡ.
  • Nhóm đất sét, đất cao lanh có gốc cây chiếm tới 20% - 30% thế tích hoặc khối lượng là 300kg - 500kg/1m3.

Đất cấp IV nhóm đất 8, 9

Chắc chắn 2 loại đất này thì không thể trở thành đất ruộng được bởi chúng khá rắn. Lượng đã sỏi có trong đất là rất lớn. Cụ thể:

  • Loại đất có lẫn đá trái và đá tảng chiếm tới 20-30% hoặc cũng có thể là trên 30% thể tích.
  • Đất thuộc mặt đường nhựa bị hỏng.
  • Hay những loại đất có nhiều vỏ ốc, tran kết dình thành tảng.

Thường thì câu hỏi đất ruộng là đất cấp mấy sẽ phù hợp hơn trong lĩnh vực xây dựng. Bởi vì họ xác định loại đất để xác định kết cấu trong xây dựng. Trước tiên là kết cấu gia công móng, kết cấu hạ tầng cho phù hợp. Tuy nhiên, trên thực tế mỗi một vùng miền có kết cấu đất ruộng khác nhau nên chúng ta không thể trả lời chính xác được câu hỏi trên đúng không nào?

Việc phân cấp đất trong xây dựng có tác dụng gì?

Việc phân cấp đất có tác dụng gì? Đây cũng là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm giống với câu hỏi đất ruộng là đất cấp mấy mà chúng ta đã trả lời ở trên. Thực chất, việc phân cấp đất có ý nghĩa rất lớn đối với ngành xây dựng. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng đánh giá thì chúng có tác dụng cụ thể như sau:

Tác dụng của việc phân cấp đất trong xây dựng

Tác dụng của việc phân cấp đất trong xây dựng

  • Việc phân cấp đất sẽ là cơ hội tốt để người thi công, thiết kế xây dựng sẽ tính toán được một cách chi tiết nhất lượng đất đắp, đổ lên mặt bằng thi công.
  • Tiếp đến là tạo lợi thể cho những người thi công công trình lựa chọn được phương pháp thi công phù hợp nhất.
  • Tác dụng tiếp theo không thể phủ nhận là người thi công sẽ lựa chọn được phương tiện, dụng cụ dùng để đào và lấp khối lượng đất đã được sử dụng.
  • Tác dụng quan trọng nhất đối với các công trình là nhà thiết kế và người thi công sẽ chọn được phương pháp gia công móng phù hợp nhất với công trình.
  • Sẽ tính toán được tối đa chi phí cho việc sử dụng nhân công khi thi công công trình.
  • Hơn thế nữa là sẽ lựa chọn được các giải pháp an toàn cho người lao động khi sử dụng các loại máy móc, thiết bị khi thi công.
  • Việc phân cấp đất sẽ giúp cho nhà thiết kế đề ra được những phương án hiệu quả để tăng cường tuổi thọ cho các công trình xây dựng.

Như vậy, qua bài viết này chúng tôi tin chắc rằng các bạn đã không còn gặp trở ngại với câu hỏi đất ruộng là đất cấp mấy rồi đúng không nào? Hơn thế nữa là chúng ta còn biết được việc phân cấp đất có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với việc thi công các công trình xây dựng.