Có nên thờ 2 Ông Địa Thần Tài hay không?
Thờ cúng Ông Địa Thần Tài là phong tục truyền thống gắn liền với văn hóa người Việt. Đây được xem là một tín ngưỡng văn hóa tâm linh đại diện cho sự may mắn, bình an. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người đang băn khoăn rằng có nên thờ 2 Ông Địa Thần Tài không. Hay việc thờ cúng thì cần lưu ý những điều gì. Trong bài viết này, hãy cùng Bất động sản Express giải đáp những vấn đề trên nhé!
Ông Địa, Thần Tài là ai?
Trước khi tìm lời giải cho câu hỏi “Có nên thờ 2 Ông Địa Thần Tài không”. Chúng ta cùng đi tìm hiểu đôi nét về 2 nhân vật này nhé.
Ông Địa
Ông Địa là tên gọi thân thuộc mà mọi người dành cho thần Thổ Địa. Đây là vị thần trông coi, cai quản nhà cửa, đất đai cho gia chủ, dự định họa phúc. Dân gian ta thường quan niệm rằng “đất có Thổ công, sông có Hà Bá”. Mang hàm ý rằng bất kỳ vùng đất nào cũng có Thổ Địa cai quản.
Người dân thờ cúng Thổ Địa như một hình thức cầu mong cuộc sống bình an, ấm no, mùa màng bội thu. Gia chủ thường dâng lễ cúng Thổ Địa trước khi làm một việc gì đó liên quan đến đất đai. Như là xây nhà, đào ao, đào giếng,... nhằm báo cáo về việc mình sắp làm.
Thần Tài
Theo quan niệm xưa, Thần Tài là vị thần trông coi tài lộc, tiền bạc, của cái trong gia đình. Được xem là mang đến sự sung túc, may mắn, vượng phát cho gia chủ. Mọi người thường lập bàn thờ Thần tài ở các công ty, cửa hàng hoặc những gia đình kinh doanh.
Với mong ước buôn may bán đắt, kinh doanh thuận lợi, đem đến sự thịnh vượng cho gia đình. Hàng năm vào ngày mùng 10 tháng giêng còn được gọi là ngày vía thần tài. Người ta thường đi mua vàng “lấy vía” vào ngày này nhằm cầu mong một năm làm ăn suôn sẻ.
Bên trái là Thần Tài, bên phải là Ông Địa
Có nên thờ 2 Ông Địa Thần Tài không?
Có thể thấy, thờ Ông Địa Thần Tài là rất cần thiết với những người kinh doanh, buôn bán. Mỗi ông sẽ mang đến một nguyện vọng, một ý nghĩa riêng. Thần Tài sẽ mang tới phú quý, may mắn giúp gia chủ kinh doanh phát đạt, thuận buồm xuôi gió. Đồng thời, Ông Địa sẽ trông coi, chăm sóc đất đai, xua đuổi xui xẻo, bảo vệ gia đình.
Có nên thờ 2 Ông Địa Thần Tài
Tuy nhiên, nếu gia đình không kinh doanh, buôn bán thì thờ cúng Ông Địa Thần Tài là không nên. Lý do là nếu thờ cúng không chỉn chu, đúng cách gia chủ có thể gặp những điều không may. Hơn nữa, Thần Tài là vị thần ưa chốn đông vui, tấp nập. Do đó, nếu không làm ăn, buôn bán thì không nên thờ cúng.
Thờ Ông Địa Thần Tài cùng một bàn thờ được không?
Nếu thờ Ông Địa Thần Tài ở cửa hàng, công ty
Câu trả lời là có nên. Thờ Ông Địa và Thần Tài cùng một bàn thờ sẽ thể hiện được ý nghĩa trọn vẹn. Ông Địa sẽ cai quản nơi gia chủ kinh doanh, bảo vệ khỏi những điều không tốt, tà khí. Còn Thần Tài giúp gia chủ cầu tài lộc, may mắn. Đảm bảo công việc kinh doanh thuận thuận lợi, phất lên như diều gặp gió.
Nếu thờ Ông Địa Thần Tài ở nhà
Không nên thờ Thần Tài và Ông Địa trên cùng một bàn thờ ở gia đình. Vì ở bàn thờ gia tiên của gia đình nào cũng đã thờ Thổ Công, Thổ Địa. Cho nên, hoàn toàn không cần thiết lập thêm bàn thờ Ông Địa. Gia chủ chỉ nên lập thêm bàn thờ Thần Tài để cầu tiền bạc, may mắn.
Hơn nữa, nếu thờ Thổ Công ở hai nơi không những là không cần thiết mà còn là đại kỵ. Điều này có thể gây ra những ảnh hưởng, xung đột không tốt tới gia chủ.
Vị trí đặt Ông Địa Thần Tài như thế nào mới đúng?
Vị trí đặt bàn thờ là yếu tố vô cùng quan trọng. Vì nó ảnh hưởng rất lớn đến tài lộc, vận khí của gia chủ. Để đảm bảo việc đón tài lộc thuận lợi nhất, gia chủ nên đặt ở vị trí đẹp, hợp phong thủy. Và cần đảm bảo các yêu cầu như:
Đối với cửa hàng, công ty
- Nên lựa chọn vị trí gần cửa chính, lối đi lại của khách hàng. Hoặc có thể chọn các vị trí gần cửa hoặc khu vực sinh hoạt chung.
- Bàn thờ phải đặt ở dưới đất, dựa lưng vào tường.
- Đặt bàn thờ hướng ra phía có nhiều ánh sáng, thông thoáng. Cần tránh vị trí hướng vào chỗ tối, u ám hoặc các vị trí như nhà vệ sinh, phòng ngủ.
Đối với ở nhà
- Gần cửa ra vào hoặc khu vực có nhiều người qua lai.
- Không đặt ở không gian trống trải hoặc ở giữa phòng mà phải dựa lưng vào tường.
- Đặt ở mặt đất, không được đặt cao như bàn thờ gia tiên, bàn thờ Ông Táo.
- Tuyệt đối không đặt ở dưới gầm cầu thang, nhà tắm, nhà về sinh hay những nơi tối tăm.
- Không được đặt ngoài sân, ngoài cửa hoặc những nơi có ánh sáng chiếu thẳng vào bàn thờ. Chiếu trực tiếp ánh sáng vào mặt thần tài là điều cần kiêng kị.
Khi chọn vị trí đặt bàn thờ cần lưu ý hướng và không gian xung quanh
Một số lưu ý trong việc thờ cúng Ông Địa Thần Tài
Khu vực để bàn thờ cần được dọn dẹp sạch sẽ, gọn gàng, thường xuyên lau dọn. Gia chủ không nên sử dụng hoa quả giả để đặt trên bàn thờ. Nên dùng hoa quả tươi để đặt và cần được thay thường xuyên, tránh để hỏng.
Thời điểm chính để thắp nhang là buổi sáng hoặc buổi chiều tối và mỗi lần thắp 1 nén.
Bàn thờ Ông Địa Thần Tài gồm những gì?
Một bàn thờ Ông Địa Thần Tài cơ bản sẽ bao gồm
- Tượng ông Thần Tài và Thổ Địa
- Bát Nhang
- Lọ cắm hoa ( 1 hoặc 2 lọ)
- Mâm bồng
- Bộ kỷ chén thờ ( 3 hoặc 5 chén)
- Đèn thờ
Ngoài ra, nếu có điều kiện thì có thể sắm thêm: ống hương, ông cóc, bát minh đường tụ thủy,...
Khi sắp xếp cần chú ý đặt đúng vị trí như: Bên trái là Thần Tài, bên phải là Thổ Địa. Chén nước thờ được xếp theo hình chữ thập và nên có đủ 3 chóe đựng gạo, muối, nước.
Cách sắp xếp bàn thờ Ông Địa Thần Tài
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi “Có nên thờ 2 Ông Địa Thần Tài hay không”. Cũng như những vấn đề liên quan đến thờ cúng Ông Địa Thần Tài. Hy vọng những thông tin trên đây đã phần nào giải đáp được thắc mắc của bạn. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào, bạn có thể liên hệ hotline 0886 68 68 98 để được tư vấn trực tiếp.