CÓ LẼ NÀO ĐÀ NẴNG ĐÃ HẾT THỜI KỲ HUY HOÀNG
Thị trường bất động sản Đà Nẵng đang có những dự án trăm triệu đô “trên giấy”
Những dự án 5 sao tọa lạc ở những khu đất vàng, từng rất được kỳ vọng để làm thay đổi bộ mặt Đà Nẵng. Thế nhưng, chúng đã bị bỏ hoang nhiều năm bất chấp chủ đầu tư đã rót cả trăm triệu đô.
Giới đầu tư bất động sản Đà Nẵng cho rằng: Chính sự hưng phấn quá đà là tác nhân khiến cho những khu đất vàng này trở nên hoang hóa trong một thời gian dài, khiến người dân sống xung quanh bức xúc.
Người dân Đà Nẵng chắc vẫn nhớ sự kiện công ty CP Địa ốc Vũ Long Châu. Tổ chức lễ khởi công xây dựng hai công trình: Danang Center và Han Riverside cực kỳ hoành tráng. Tổng số vốn của hai dự án là 125 triệu USD (2.600 tỷ đồng) và dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng trong năm 2011.
Nhưng, đã 6 năm trôi qua, mặt bằng khu đất vàng này là hình ảnh cỏ mọc um tùm. Lẫn trong đó là hàng trăm cọc bêtong nhô lên, sắt hoen rỉ. Và một số thiết bị, vật tư xây dựng chẳng khác nào đống sắt vụn.
Không chỉ cso thể, những khu đất – được giới đầu tư Đà Nẵng đặt tên là những khu “đất kim cương” – cũng rơi vào tình cảnh tương tự.
Dự án tháp đôi Viễn Đông Meridian Tower cao 48 tầng. Có tổng vốn đầu tư khoảng 180 triệu USD. Đang được triển khai trên khu đất số 84 Hùng Vương là một ví dụ cụ thể. Ban đầu, với tham vọng trở thành tháp đôi cao nhất miền Trung, là bộ mặt của Đà Nẵng. Dự án được UBND TP.Đà Nẵng cấp phép vào tháng 5/2008.
Sau lễ khởi công, cỏ lại mọc đầy trên khu đất bị bỏ hoang, bất chấp thành phố đã liên tục có những động thái thúc giục. Chủ đầu tư lại một lần nữa cam kết sẽ triển khai vào quý I/2014. Nhưng cho đến bây giờ, trên khu đất này vẫn là hình ảnh những trụ bê tông cốt thép mọc cùng cỏ.Tuy nhiên, phải đến khi UBND TP. Đà Nẵng giục và dọa thu hồi đất thì đến tháng 7/2009, chủ đầu tư mới rục rịch khởi công xây dựng. Đồng thời đưa ra cam kết sẽ hoàn thành và đưa dự án vào khai thác trong thắng 12 năm 2012.
Liền kề đó, là dự án Golden Square có quy mô 10.664 m2 và sở hữu tới 4 mặt tiền. Tổng vốn đầu tư lên đến con số là 1.000 tỷ đồng. Dự án được khởi công vào tháng 1/2008. Những đến nay cũng chỉ cơ bản hoàn thành khu nhà mẫu cộng với 2 tầng của khu toà tháp. Còn vô số trụ móng vẫn trong tình trạng rỉ sắt.
Những chuyên gia trong ngành lý giải ra sao?
Theo giới đầu tư bất động sản địa phương, những dự án trên có một diderm chung là đều được khởi động vào thời kỳ thị trường BĐS Đà Nẵng đang “ sốt xình sịch”. Khi thị trường rơi vào đóng băng, các chủ đầu tư không tìm thấy lối thoát cho sản phẩm của mình, nên việc chậm triển khai là việc đương nhiên.
Do đặc thù của thị trường Đà Nẵng, khách hàng chủ yếu từ miền Bắc vào và TP.HCM ra. Nên khi thị trường BĐS hai thành phố này khó khăn thì thị trường Đà Nẵng rơi vào khó khăn là điều tất yếu.
“Nguyên tắc của đầu tư bất động sản thời nay là “đất vàng” thì phải gắn liền với trung tâm thương mại hoặc là chung cư cao cấp. Nhưng hiện nay, chung cư bình dân ở Đà Nẵng còn khó bán, thì hàng cao cấp bán cho ai? Theo tôi, đó là lý do chính khiến rất nhiều “khu đất vàng” tại Đà Nẵng hiện nay bỏ hoang hoặc chậm tiến độ” – ông Triệu – Một vị giám đốc công ty BĐS nói.
Những đối tượng khách hàng này là những người không thích ở chung cư. Ít nhất từ 5 đến 10 năm nữa khi tâm lý mua sắm thay đổi theo nền kinh tế. Nhu cầu ở chung cư cao cấp của dân Đà Nẵng mới được cải thiện, khi đó những dự án trên mới có đầu ra.Những diễn biến của thị trường thời gian gần đây cho thấy. Người quan tâm đến BĐS Đà Nẵng hiện tại chủ yếu là những người có nhu cầu thật và quan tâm đến đất nền hơn là các chung cư.
Về phía chủ đầu tư, khi bắt tay xây dựng họ đã kỳ vọng một làn sóng di cư của những “đại gia” ở hai đầu đất nước cũng như Việt kiều đổ về Đà Nẵng. Cho nên hộ mới đầu tư để đón đầu xu hướng này.
Nhưng kỳ vọng đó lại bị chặn bởi cuộc khủng hoảng kinh tế. Khủng hoảng kinh tế đã là cho hướng đầu tư chiến lược của họ không thành công. Mà ở đây, vấn đề kinh tế lại là nguyên nhân khách quan.
Còn chính quyền Đà Nẵng thì lại kỳ vọng vào các dự án này khi hình thành sẽ làm thay đổi bộ mặt đô thị của thành phố. Thế những, có lẽ răng chính quyền đã “giao đất vàng nhầm người”
Thành phố phải vào cuộc để giải quyết vấn đề bức thiết này.
Mới đây, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đã yêu cầu các cơ quan chức năng liên quan phải nhanh chóng vào cuộc. Thúc đẩy tiến độ của các dự án, nếu không sẽ bị thu hồi đất theo quy định. Những dự án chậm nhất thì phải có cam kết đầu tư hoạt động trở lại trong thời gian tới.
Tuy nhiên, việc thu hồi là rất khó, mà thu hồi xong để làm gì? Việc này cũng cần phải bàn bạc và có kế hoạch rõ ràng – Một cán bộ Sở TN&MT TP. Đà Nẵng đưa ra quan điểm.
Chính lãnh đạo UBND TP. Đà Nẵng cũng thừa nhận rằng “đất vàng” để hoang như vậy là rất lãng phí. Theo Chủ tịch UBND thành phố, Đà Nẵng cũng đã mời các nhà đầu tư đến làm việc nhiều lần. Chủ đầu tư cũng đã hứa và có cam kết. Dự án cũng đã được khởi động trở lại ngay sau đó, nhưng tất cả chỉ là làm để đối phó với chính quyền.
Người dân đã có kiến nghị với UBND TP. Đà Nẵng nên có kịch bản riêng cho những khu đất “vàng”. Trước khi giao cho một chủ đầu tư nào đó. Ví dụ, bên cạnh các khoản tiền bắt buộc doanh nghiệp phải đóng như: tiền đất, giải phóng mặt bằng,…
Thành phố cần yêu cầu chủ đầu tư ký thêm quỹ (như Quảng Nam đã làm). Số tiền này ít nhất phải bằng 20% giá trị của dự án. Nếu thực hiện đúng cam kết, số tiền đó sẽ được trả lại nhà đầu tư. Nếu chậm tiến độ, số tiền đó sẽ bị xung vào công quỹ.