Cập nhật thông tin về bản đồ quy hoạch tỉnh Tiền Giang
Hiện nay, thời đại công nghiệp hóa - hiện đại đã chiếm hữu toàn cầu. Do đó, mỗi tỉnh, thành phố nói riêng và quốc gia nói chung cần có những chính sách triển khai đúng đắn về quy hoạch đô thị, nhằm phát triển toàn diện, đem lại những dịch vụ tốt nhất cho đời sống của người dân. Tỉnh Tiền Giang cũng là một trong số đó. Vậy, khu vực này đã có những phương án như thế nào? Cùng theo dõi thông tin bản đồ quy hoạch tỉnh Tiền Giang với batdongsanexpress.vn nhé.
Vị trí địa lý của tỉnh Tiền Giang
Tiền Giang là một tỉnh ven biển thuộc địa phận của đồng bằng sông Cửu Long. Khu vực này giáp với phía Bắc là tỉnh Long An, phía Tây giáp với Đồng Tháp, phía Nam đối mặt với tỉnh Bến Tre và tỉnh Vĩnh Long, phía Đông Bắc của Tiền Giang giáp với thành phố Hồ Chí Minh, phía Đông Nam thì giáp với vùng biển Đông.
Tỉnh Tiền Giang đã được Chính phủ lên kế hoạch với những dự án phát triển thành vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bởi đây là địa bàn trung chuyển hết sức quan trọng, gắn liền cả miền Tây Nam Bộ. Với vị trí đắc địa như vậy, Tiền Giang sẽ sớm trở thành khu vực có nền kinh tế phát triển hàng đầu đối với miền Tây Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Bên cạnh đó, việc sở hữu địa hình chủ yếu là đồng bằng cũng đã tạo nên lợi thế cho sự đi lên của ngành du lịch. Vùng cây trái ven sông Tiền là nơi thu hút rất nhiều khách trong và ngoài nước bởi đa dạng sản vật và hoa trái tươi ngon, cùng với đó là nguồn đầu tư từ nhiều doanh nghiệp cũng đã làm cho kinh tế cũng như du lịch tại khu vực này ngày càng linh động hơn.
Tiền Giang - mảnh đất với những lợi thế vượt trội
Những mục tiêu chủ chốt trong xây dựng quy hoạch
Nắm bắt thời cơ, cụ thể hóa quy hoạch xây dựng vùng thành phố Hồ Chí Minh cũng như quy hoạch xây dựng đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long cho tới năm 2050 trên toàn bộ địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Cụ thể hóa quy hoạch phát triển nền kinh tế - xã hội và tích hộ quy hoạch chuyên ngành đối với từng khu vực. Liên kết không gian vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế về mọi mặt, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và đồng thời có những biện pháp bảo vệ môi trường và an ninh - quốc phòng.
Các doanh nghiệp cần phải tăng cường sản xuất hàng hóa với số lượng lớn, đa dạng về hình thức và phong phú về chất lượng đem lại nhằm đáp ứng những nhu cầu tối thiểu của người dân, đảm bảo trong phục vụ sản xuất và tiêu dùng.
Định hướng phát triển không gian bao gồm không gian xây dựng đô thị, dân cư nông thôn, không gian công nghiệp tập trung, không gian du lịch, sản xuất trải dài trên các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Bên cạnh đó, việc phát huy và củng cố cảnh quan tại khu này cũng đóng vai trò quan trọng trong phát triển du lịch toàn vùng.
Làm tốt công tác quản lý, kiểm soát toàn bộ không gian vùng. Ưu tiên đối với các nhà đầu tư tiềm năng nhằm đem lại chất lượng cao trong công cuộc điều chỉnh kinh tế, xã hội.
Bản đồ quy hoạch tỉnh Tiền Giang đề cập tới những mục tiêu gì
Phân bố các vùng chức năng
Bản đồ quy hoạch tỉnh Tiền Giang đã phân bố rạch ròi những vùng chức năng phù hợp với những lợi thế vốn có. Cụ thể:
Phân vùng hệ thống đô thị theo tính chất và chức năng
Hệ thống đô thị trung tâm vùng tỉnh và vùng trung tâm bao gồm các tiểu vùng như Mỹ Tho, Gò Công và Cai Lậy. Những khu vực này đóng vai trò riêng biệt, trong đó:
Thành phố Mỹ Tho có trách nhiệm vừa là đô thị hạt nhân của tỉnh Tiền Giang, đồng thời là đô thị vệ tinh vùng đô thị hạt nhân cực phát triển ở phía Tây Nam thành phố Hồ Chí Minh và phía bắc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Phát triển đô thị với đặc trưng của miền sông nước ven sông Tiền, triển khai các phương án bảo vệ hệ sinh thái cồn Thới Sơn, cồn Tân Long.
Thị xã Gò Công đóng vai trò là trung tâm vùng phía Tây Tiền Giang, là nơi giao thoa của nhiều tuyến đường thủy bộ quan trọng của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Phát triển đô thị dọc theo Quốc lộ 1 và ven sông Ba Rài. Có biện pháp bảo vệ hệ thống cây ăn trái.
Phân vùng điểm dân cư nông thôn
Bản đồ quy hoạch tỉnh Tiền Giang cho thấy được Chính phủ đã triển khai quy hoạch xây dựng xã theo mô hình nông thôn mới, hình thành các vùng chuyên canh lớn cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp. Đảm bảo về sự đủ đầy trong chất lượng cuộc sống của người dân, xóa nhòa khoảng cách với lối sống hiện đại.
Phát huy những thế mạnh đặc trưng của từng vùng nhằm phát triển mô hình kinh tế nông thôn của từng vùng huyện thị, từng khu vực đi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa quốc gia.
Hình thái dân cư nông thôn của tỉnh chủ yếu là cụm - điểm, được phân bổ rải rác tại trung tâm xã, dọc các tuyến đường giao thông, sông, kênh rạch lớn bà hình thành tại các khu vực chuyên canh lúa, đan xem vườn cây trái và gắn với mô hình du lịch cộng đồng.
Sắp xếp, tổ chức dân cư theo mô hình tập trung tại tụ và điểm, tích cực khai thác tiềm năng về tự nhiên, hạn chế trong việc sử dụng đất canh tác, có biện pháp cải tạo, chỉnh trang kết hợp xây dựng mới và bảo vệ môi trường trong lành. Phát huy nội lực của dân, có ý thức tham gia trong công tác đóng góp thành phần kinh tế cùng sự hỗ trợ của nhà nước để xây dựng nông thôn mới.
Di dời và xây dựng khu dân cư tại các khu vực thích hợp để vừa thuận tiện trong công tác bảo vệ quốc phòng - an ninh, vừa nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.
Định hướng cải thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật
Khu vực phía Tây Bắc thường xuyên bị ảnh hưởng bởi tình trạng ngập do lũ, cho nên cần san nền cục bộ đối với khu vực hiện hữu, thực hiện san lấp tập trung kết hợp đê bao quanh khu vực mới xây để đảm bảo chất lượng cốt xây dựng. Khu vực phía Đông và Nam bị ngập do triều cường nên cần san lấp tập trung tại khu vực bờ kè, van ngăn triều để hạn chế khả năng xâm nhập của triều và khu vực xây dựng.
Với các đô thị hiện hữu, việc cần làm là xây dựng hệ thống chống lũ mật độ cao , tôn nền cục bộ kết hợp đê bao chống ngập. Còn khu vực phát triển mới mật độ cao sẽ không thể áp dụng phương pháp này.
Những định hướng trong cải thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật của tỉnh
Công tác phòng chống lũ
Điều chỉnh và xây dựng đê bao để bảo vệ hệ thống đê kè sông, kênh rạch chống sạt lở bờ. Nâng cấp hoàn chỉnh đê bờ thủy lợi, công trình kè, cống đê để tránh tình trạng ngập úng cục bộ, tiêu thoát nước tràn lan.
Xây dựng nhiều hồ chứa, hồ điều hòa kết hợp hồ cảnh quan đô thị. Trồng rừng phòng hộ ven biển để giảm thiểu những ảnh hưởng của biến đổi bất thường thể hiện trong bản đồ quy hoạch tỉnh Tiền Giang.
Nghiên cứu cấp nước
Phân bố vùng cấp nước, khai thác hợp lý các công trình cấp nước hiện có đồng thời mở rộng, nâng cấp và đầu tư nhiều nhà máy nước đối với từng khu vực trong các giai đoạn sau này; việc cân đối và sử dụng hiệu quả nguồn nước là điều tất yếu đối với dự án này.
Định hướng bảo vệ môi trường
- Phát triển vùng phải gắn với bảo vệ môi trường ven biển Đông, hệ thống sông Tiền, chợ Gạo,…
- Có ý thức bảo tồn những giá trị sinh thái rừng và đa dạng sinh học của khu bảo tồn Đồng Tháp Mười, khu rừng phòng hộ ven biển Gò Công,..
- Tăng cường các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. Xây dựng các kế hoạch phòng ngừa và ứng biến khi xảy ra sự cố tràn dầu,..
- Nghiêm ngặt trong việc kiểm soát, xử lý triệt để sự ô nhiễm môi trường do các chất thải độc hại từ các khu công nghiệp, xưởng chế xuất,…
Khu vực này quy hoạch bảo vệ môi trường như thế nào
Như vậy, batdongsanexpress.vn đã giới thiệu đến bạn đọc những thông tin về bản đồ quy hoạch tỉnh Tiền Giang. Các dự án được triển khai nhằm đem lại hiệu quả đầu tư cao, tạo nên sự thay đổi mới, đưa Tiền Giang trở thành khu đô thị hiện đại bậc nhất Việt Nam. Nếu bạn có thắc mắc, vui lòng liên hệ batdongsanexpress.vn để được tự vấn rõ hơn nhé.