[Thông tin] Kế hoạch và bản đồ quy hoạch tỉnh Cao Bằng
Tỉnh Cao Bằng là một trong những tỉnh thành nằm ở khu vực miền Bắc. Nơi đây có những đặc trưng riêng về địa hình, dân cư cũng như tài nguyên. Vậy nên, việc quy hoạch cũng được tập trung hơn để có thể phát huy được hết lợi thế của tỉnh. Và để khám phá cũng như cập nhập chính xác bản đồ quy hoạch tỉnh cao bằng, đừng vội bỏ qua những thông tin chia sẻ sau đây.
Cập nhập thông tin về bản đồ quy hoạch tỉnh cao bằng cực chính xác
Phạm vi và tính chất lập quy hoạch tỉnh Cao Bằng
Cao Bằng là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ Việt Nam. Có chung đường biên giới với Trung Quốc ở phía bắc và phía đông, giáp các tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn ở phía nam, và các tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang ở phía tây. Do đó, vị trí của Cao Bằng giúp tỉnh này tham gia vào nhiều giai đoạn của lịch sử đất nước và trở thành một đơn vị hành chính quan trọng ngày nay.
Tỉnh Cao Bằng có tổng diện tích đất tự nhiên là 6.690,72 km2. Đây là khu vực có địa hình cao với độ cao trung bình trên 200 m (so với mặt nước biển). Một số khu vực sát biên giới có thể đạt tới độ cao từ 600- 1.300 m (so với mặt nước biển). Núi non và cao nguyên là chủ yếu, trong khi địa hình rừng núi chiếm đến hơn 90% diện tích toàn tỉnh.
Tỉnh Cao Bằng hiện đang có 10 đơn vị hành chính cấp huyện. Cụ thể là 1 thành phố và 9 huyện. Trong khi đó, cấp xã có đến 161 đơn vị hành chính, bao gồm 14 thị trấn, 8 phường và 139 xã.
Phạm vi và tính chất lập quy hoạch tỉnh Cao Bằng
Phân vùng phát triển bản đồ quy hoạch tỉnh cao bằng
Khi tìm hiểu bản đồ quy hoạch tỉnh cao bằng, có thể thấy tỉnh hiện đang được chia thành 3 phân vùng chính. Cụ thể đó là:
Tiểu vùng trung tâm (vùng I) trong bản đồ quy hoạch tỉnh cao bằng
Phân vùng I này sẽ gồm thành phố Cao Bằng và 3 huyện (Hòa An, Nguyên Bình, Hà Quảng). Đây sẽ là phân vùng phát triển kinh tế tổng hợp với chất lượng cao. Lấy trọng tâm là dịch vụ thương mại, du lịch, công nghiệp đa ngành. Trong khi đó thành phố Cao Bằng sẽ được phát triển trở thành trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế – xã hội, văn hóa cũng như giáo dục chính của tỉnh.
Ngoài ra, thành phố Cao Bằng cũng được định hướng phát triển trở thành đô thị loại II. Trở thành một trung tâm kinh tế tổng hợp giúp thúc đẩy phát triển kinh tế cả tỉnh.
Ngoài ra, mục tiêu quy hoạch ở đây còn tập trung phát triển khu di tích quốc gia đặc biệt Pác Pó, khu rừng Trần Hưng Đạo, khu sinh thái Phja Đén. Và tất nhiên là không thể thiếu mục tiêu phát triển sản phẩm nông nghiệp đạt chất lượng cao. Với các vùng hoa, quả, rau sạch.
Tiểu vùng phía Đông (vùng II) trong bản đồ quy hoạch tỉnh cao bằng
Phân vùng II sẽ gồm các huyện Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Hạ Lang, Quảng Uyên, Phục Hòa và Thạch An. Đây là phân vùng sẽ tập trung phát triển kinh tế cửa khẩu, thương mại dịch vụ. Thêm vào đó là sự mở rộng của du lịch và công nghiệp.
Mục tiêu ở đây đó chính là tập trung phát triển kinh tế cửa khẩu. Đồng thời dựa tên các nền tảng vững chắc là các khu danh lam thắng cảnh, các bản làng văn hóa truyền thống để có thể phát triển đô thị, phát triển du lịch.
Tiếp theo đó là xây dựng đô thị Tà Lùng, Trà Lĩnh thành những khu đô thị hàng đầu. Đóng vai trò trong việc hỗ trợ dịch vụ, hậu cần cho Khu kinh tế. Qua đó, trở thành một trong những điểm trung chuyển của hành lang kinh tế phía Đông của tỉnh Cao Bằng.
Ngoài ra, phân vùng này cũng sẽ tập trung phát triển hành lang quốc lộ 3, 4A. Và chú trọng vào việc phát huy tuyến đường vành đai biên giới. Điều này sẽ góp phần tạo ra mối liên hệ ngày càng bền chặt giữa các cửa khẩu. Qua đó, thúc đẩy phát triển kinh tế đối ngoại với các nước lân cận, cụ thể là Trung Quốc.
Tiểu vùng phía Tây (tiểu vùng III) trong bản đồ quy hoạch tỉnh cao bằng
Tiểu vùng III này sẽ bao gồm 3 huyện đó là Bảo Lâm, Bảo Lạc, Thông Nông. Tập trung phát triển nông, lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc. Cùng với đó là thúc đẩy công nghiệp khai khoáng, chế biến lâm sản. Đồng thời tạo nên sợi dây liên kết phát triển du lịch giữa Cao Bằng với Hà Giang. Qua đó, có thể dễ dàng khai thác các mô hình như du lịch khám phá, du lịch mạo hiểm.
Định hướng phát triển ở đây cũng được đề ra cực kỳ chi tiết. Cụ thể là xây dựng thị trấn Bảo Lạc trở thành trung tâm tiểu vùng. Đẩy mạnh đầu tư vào công trình hạ tầng y tế cũng như giáo dục. Nhờ đó, có thể bảo đảm quy mô cấp vùng.
Ngoài ra, còn tập trung triển hành lang kinh tế dọc quốc lộ 34 cũng như đường vành đai biên giới. Các mô hình thủy điện vừa và nhỏ cũng được chú trọng phát triển. Các loại cây công nghiệp, dược liệu quý sẽ được đẩy mạnh trồng trọt nhiều hơn. Kết hợp với phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, nhờ đó, có thể xây dựng các khu vực nông thôn mới xuyên suốt các xã.
Trên đây là thông tin cập nhập bản đồ quy hoạch tỉnh cao bằng. Bên cạnh đó, còn có rất nhiều những bản đồ quy hoạch mới của các tỉnh thành khác. Với những ai quan tâm và muốn tìm hiểu thêm, đừng quên truy cập tạo trang web chính của