Cách giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ chi tiết
Có nhiều người bị dính vào những vụ tranh chấp đất đai trong cuộc sống. Việc này chắc chắn là điều không ai mong muốn. Tuy nhiên phải thừa nhận rằng việc tranh chấp đất đai xảy ra khá phổ biến và việc giải quyết tranh chấp đất đai lại khá rắc rối và phức tạp. Chưa kể đến việc có rất nhiều kiểu tranh chấp đất đai nên đối với từng dạng tranh chấp thì lại có những quy định giải quyết khác nhau.
Điều này gây nên không ít khó khăn trong quá trình giải quyết. Nhận thấy được những khó khăn và sự vất vả của việc giải quyết tranh chấp đất đai, cho nên bài viết sẽ hướng dẫn bạn cách giải quyết khi xảy ra tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ, giúp bạn tránh được những bỡ ngỡ trong quá trình giải quyết những tranh chấp đó.
Đất đã có sổ đỏ vẫn xảy ra tranh chấp
Tổng quan về đất đã có sổ đỏ
Sổ đỏ là loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chủ của bất động sản đó. Theo quy định của luật pháp nước ta thì đất đai thuộc vào sở hữu của toàn dân cho nên người dân sẽ không có quyền sở hữu riêng mảnh đất đó mà chỉ có quyền sử dụng.
Điều 3 Luật Đất đai 2013 đã nêu rõ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cùng với các tài sản khác gắn liền với đất chính là chứng thư pháp lý để Nhà nước căn cứ vào đó mà xác nhận cá nhân có quyền sử dụng đất, xác nhận quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất là hợp pháp.
Như vậy, đất đã có sổ đỏ là đất đã có chứng thư pháp lý xác định một cách rõ ràng quyền sở hữu của cá nhân hoặc tổ chức đối với phần đất đai được xác nhận ở trong sổ đỏ.
Định nghĩa về tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ
Tranh chấp đất đai là những bất đồng, mâu thuẫn hoặc là những xung đột về lợi ích hoặc về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình tham gia vào trong quan hệ pháp luật đất đai.
Đặc điểm của tranh chấp đất đai:
- Đối tượng của việc tranh chấp đất đai bao gồm quyền quản lý đất, quyền sử dụng đất và những lợi ích phát sinh ra từ quá trình sử dụng một loại tài sản đặc biệt và không thuộc vào quyền sở hữu của các bên có tranh chấp.
- Các bên tranh chấp đất đai chỉ là những chủ thể có quản lý và sử dụng đất, chứ không có quyền sở hữu đất đai đó.
- Tranh chấp đất đai luôn luôn gắn với quá trình sử dụng đất của các bên nên sẽ không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích trực tiếp của các chủ thể tham gia vào quá trình tranh chấp đất mà sẽ còn ảnh hưởng đến cả lợi ích của Nhà Nước.
Vì lý do khi xảy ra sự tranh chấp, một bên sẽ không thể thực hiện được những quyền của mình đối với đất đó, do vậy mà sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện các nghĩa vụ về đất đai như nộp thuế,...đối với nhà nước.
Tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ là gì?
Các loại tranh chấp đất đai thường xảy ra
Có nhiều loại tranh chấp đất đai nhưng nhìn chung sẽ được phân chia vào 3 nhóm tranh chấp sau:
Tranh chấp về quyền sử dụng đất
Trong nhóm tranh chấp này sẽ bao gồm các loại sau:
- Tranh chấp giữa những đối tượng cùng sử dụng đất với nhau về ranh giới giữa những phần đất được cấp phép sử dụng và quản lý. Tranh chấp này xảy ra thường là do một bên đã tự ý thay đổi hoặc do cả hai bên không thỏa thuận được với nhau.
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất đai trong quan hệ thừa kế hoặc trong quan hệ ly hôn giữa vợ và chồng.
- Tranh chấp giữa người bản địa với người vùng khác đến, với các nông trường, các lâm trường và các tổ chức khác.
Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ trong quá trình sử dụng đất
Tranh chấp này xảy ra khi một bên vi phạm và làm cản trở việc thực hiện quyền đối với đất của bên kia hoặc trường hợp một bên không làm đúng nghĩa vụ cũng sẽ làm xảy ra tranh chấp. Bao gồm các loại tranh chấp sau:
- Tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê lại quyền sử dụng đất, bảo lãnh, thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.
Tranh chấp về mục đích sử dụng đất
Tranh chấp này xảy ra nhiều nhất trong nhóm đất nông nghiệp như tranh chấp giữa đất trồng lúa với đất nuôi tôm, giữa đất hương hỏa với đất thổ cư, giữa đất trồng cà phê với trồng cây cao su,...
Việc giải quyết đất đai tranh chấp
Đất có sổ đỏ có thể xảy ra tranh chấp không?
Tại điều 203 Luật đất đai đã có quy định về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp đối với đất đai có các giấy chứng nhận trong đó bao gồm đất có sổ đỏ. Như vậy, đã có xảy ra các tranh chấp đất có sổ đỏ. Và trên thực tế đã từng có rất nhiều những vụ tranh chấp đất có sổ đỏ. Vì vậy, vẫn có tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ.
Các loại tranh chấp đất đai
Việc giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ như thế nào?
Nhà nước và pháp luật luôn khuyến khích các bên có tranh chấp đất đai tiến hành tự hòa giải hoặc là giải quyết tranh chấp đất đai bằng việc hòa giải tại các cơ sở. Do đó trước khi phải đi đến việc kiện cáo thì sẽ có thủ tục hòa giải cho các bên. Các bên có thể tự tiến hành việc hòa giải, trường hợp không thể thực hiện tự hòa giải thì sẽ tiến hành hòa giải thông qua ủy ban nhân dân xã.
Việc hòa giải này cần phải lập thành một biên bản và có đầy đủ chữ ký của các bên ngoài ra cần có xác nhận của ủy ban nhân dân xã kể cả trong trường hợp có hòa giải được hay không. Biên bản hòa giải này sẽ được gửi cho các bên tranh chấp và được lưu tại ủy ban nhân dân xã nơi xảy ra tranh chấp đất.
Tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ phải hòa giải
Khởi kiện tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ
Đầu tiên các bên tranh chấp cần làm đơn khởi kiện sau đó gửi đến Tòa án nhân dân huyện có đất đang tranh chấp. Có thể gửi đơn bằng các hình thức sau:
- Nộp đơn trực tiếp tại Tòa án
- Gửi đơn đến Tòa án bằng đường bưu chính
- Gửi đơn bằng hình thức thư điện tử đến Cổng thông tin điện tử của Tòa án nếu có
Ngày khởi kiện chính là ngày nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nếu nộp trực tiếp. Nếu gửi qua đường bưu chính thì là ngày ghi trên dấu của dịch vụ bưu chính nơi gửi.
Chánh án Tòa án tiến hành phân công một Thẩm phán thực hiện xem xét đơn khởi kiện trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được đơn.
Trong 5 ngày làm việc, Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện và đưa ra một trong số những quyết định dưới đây:
- Yêu cầu sửa đổi hoặc bổ sung đơn khởi kiện
- Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án bằng thủ tục thông thường hoặc bằng thủ tục rút gọn.
- Chuyển đơn khởi kiện đó cho Tòa án có thẩm quyền. Nếu vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án khác cần thông báo cho người khởi kiện.
- Nếu tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện.
Khởi kiện tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ
Như vậy nếu hòa giải không thành thì các bên cần khởi kiện đến Toà án nhân dân huyện, tỉnh nơi xảy ra tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ. Trên đây là cách giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ bao gồm các loại tranh chấp, việc hòa giải và quá trình tiến hành khửi kiện. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc xảy ra tranh chấp đất đai.