Cách chống thấm tường nhà liền kề hiệu quả chi tiết nhất
Bên cạnh sân thượng, nhà vệ sinh, tầng hầm, bể nước,… thì tường nhà liền kề là một vị trí cũng rất trọng cần được tiến hành thi công chống thấm cẩn thận. Bài viết của mình hôm nay sẽ mách cho bạn cách chống thấm tường nhà liền kề hiệu quả nhất. Hãy cùng tham khảo bài viết này nhé!
Vách nhà liền kề là nơi cần được chống thấm kỹ lưỡng
Vì sao cần chống thấm tường nhà liền kề?
Những bức tường nhà liền kề nhau hay giáp ranh với hàng xóm luôn là một vị trí rất nhạy cảm. Chúng luôn bị hạn chế về mặt diện tích nên thường xuyên bị thấm dột do bị ứ đọng nước mưa. Nếu nhà của bạn không có cách chống thấm tường nhà liền kề đúng đắn, nó sẽ có thể đối diện với những rắc rối sau đây:
Phần phía trong tường nhà bị ẩm mốc, nứt nẻ, loang lổ, rong rêu trông rất không thẩm mỹ, làm giảm đi giá trị tổng thể của căn nhà. Bên cạnh đó, những chỗ bị ẩm mốc đó có thể xuất hiện những mùi hương khó ngửi gây không thoải mái cho gia đình.
Bị thấm dột lâu ngày sẽ khiến tường nhà bạn trông thiếu thẩm mỹ
Vì bị thấm dột cho nên vào mùa mưa, không khí trong nhà sẽ vô cùng ẩm ướt khiến cho các vật dụng kê sát mặt tường hoặc treo trên tường bị ảnh hưởng. Đặc biệt là các đồ điện tử, đồ gỗ, điện gia dụng như tivi, tủ lạnh, điều hòa,… sẽ nhanh chóng xuống cấp và hư hỏng.
Bức tường bị ẩm mốc, thấm dột lâu ngày sẽ sản sinh ra các vi khuẩn, làm ảnh hưởng tới sức khỏe của các thành viên trong gia đình bạn. Ngoài ra, kết cấu của tường sẽ bị nứt nẻ, xuống cấp, giảm tuổi thọ của cả căn nhà.
Để tránh được các hệ lụy vừa nêu trên, các bạn nên thi công chống thấm cho tường nhà càng nhanh chóng càng tốt. Tốt nhất nên thực hiện ngay khi đang thi công xây nhà, tránh trường hợp phát hiện ẩm mốc, thấm dột rồi mới thực hiện chống thấm. Vì so sánh với các vị trí khác, tường nhà giáp ranh được đánh giá là rất khó thực hiện chống thấm nhất do diện tích hẹp, không có đủ không gian để tô trát.
Cách chống thấm tường nhà liền kề siêu hiệu quả
Tùy thuộc vào tình trạng của tường nhà, diện tích khe giáp sát nhỏ hay lớn, tường mới xây hay tường cũ mà các bạn sẽ nhận được lời tư vấn cách chống thấm tường nhà liền kề mang lại cho bạn hiệu quả nhất có thể. Dưới đây là những cách chống thấm tường nhà liền kệ siêu hiệu quả:
Cách chống thấm tường nhà liền kề bằng máng xả nước
Đa số các tường nhà liền kề ngày nay đều được xây khít với nhau để làm tăng diện tích cho căn nhà và cũng để chống thấm dột tốt hơn. Nhưng dù cho có sát nhau cỡ nào thì giữa 2 tường đều sẽ có 1 khoảng nhỏ được để trống nhằm đảm bảo kết cấu vững vàng khi 1 trong 2 ngôi nhà bị dỡ bỏ. Đây chính là vị trí bị nước ngấm vào.
Cách chống thấm tường nhà liền kề bằng máng xả nước
Để ngăn tình trạng này, chủ nhà cần thiết kế 1 máng tôn để cố định dọc theo hướng của khe tường nhằm hứng và xả nước ra ngoài. Cách làm này vô cùng đơn giản và dễ dàng thực hiện. Tuy vậy, vì ở ngoài trời nên máng tôn sẽ bị oxy hóa dần theo thời gian. Tốt nhất, các bạn cần sử dụng loại sơn PU Polyurethane để tạo hàng rào bảo vệ cho lớp tôn, giảm thiểu việc bị oxy hóa và ảnh hưởng từ các tia UV do ánh sáng mặt trời mang lại.
Cách chống thấm tường nhà liền kề ngay khi mới vừa bắt đầu xây nhà
Đây được các chuyên gia đánh giá là phương pháp chống thấm hiệu quả nhất. Vì chống thấm ngay từ đầu giao giờ cũng mang lại hiệu quả và tiết kiệm được những chi phí tổn thất nhiều hơn so với việc bị thấm dột rồi mới thực hiện chống.
Cần chống thấm nhà liền kề khi vừa mới xây nhà để đảm bảo tuổi thọ cho căn nhà bạn
Cùng với đó, trong quá trình thi công ngôi nhà, đặc biệt là ở các vị trí tường giáp ranh với nhà hàng xóm, gia chủ cần sử dụng gạch đặc kết hợp cùng vữa xây trộn bê tông có gốc chống thấm. Tường tiếp giáp phải có độ dày tối thiểu là 230mm để bảo đảm việc ngăn được thấm dột từ tường ngoài vào trong nhà.
Trong trường hợp nếu nhà hàng xóm chưa được xây thì thực sự là một điều quá tuyệt vời để bạn có thể thi công chống thấm dột cho tường nhà mình. Vì khi ta xây trước, bạn có thể trát được thêm lớp tường bảo vệ phía ngoài nhằm nâng cao khả năng chống thấm. Hơn thế, sau khi xây dựng trát lớp tường ngoài, bạn có thể sử dụng nhiều vật liệu chống thấm dột khác nữa để gia cố thêm cho lớp chống thấm.
Cách chống thấm ngược cho tường liền kề
Nếu bạn không thể tiến hành việc chống thấm tường nhà liền kề khi thi công xây mới thì bạn nên cân nhắc tới phương pháp chống thấm ngược. Sẽ có 2 trường hợp xảy ra, đó là chống thấm ngược cho nhà mới xây và cho nhà cũ.
Xử lý chống thấm ngược cho tường nhà liền kề
Chống thấm ngược cho nhà mới xây
Đối với những ngôi nhà mới xây thì tường nhà vừa xây xong sẽ không trát vữa mà tiến hành chống thấm ngược ngày luôn bằng cách sử dụng chất chống thấm trộn chung với xi măng để có thể trát vữa cho căn nhà hoặc đánh nhuyễn lên tường chất chống thấm, đợi đến khi khô ráo rồi thực hiện tô vữa như bình thường.
Chống thấm ngược cho nhà cũ
Còn nếu nhà bạn đã cũ và bị thấm dột, bạn nên đục bỏ phần phía trong tường, tiếp đến cần thi công lớp vữa đã trộn cùng với chất phụ gia chống thấm, sau đó đợi lớp chống thấm thứ nhất khô, ta tiến hành thực hiện lớp chống thấm thứ 2. Cuối cùng là trát vữa cho hoàn thiện và sơn nhà lại như bình thường.
Những lưu ý quan trọng khi thi công chống thấm tường nhà liền kề
Hãy chống thấm để căn nhà bạn bền bỉ theo thời gian
Nên chống trước khi thấm
Ngày nay, nhiều gia chủ vẫn chưa nắm rõ được tầm quan trọng của việc chống thấm, đặc biệt với 1 nơi ít bị để ý như là tường nhà giáp ranh thì việc chống thấm lại càng bị xem nhẹ. Tuy nhiên, tường nhà là một hạng mục quan trọng trong việc cấu thành nên kết cấu của tổng thể ngôi nhà. Nếu tường nhà bị thấm dột sẽ làm cho căn nhà của bạn bị xuống cấp nhanh chóng. Vậy nên các gia chủ cần chú ý nên chống thấm càng sớm càng tốt
Tìm hiểu nguyên nhân gây thấm dột để xử lý chống thấm hiệu quả
Nếu trường hợp nhà đã cũ và tường liền kề bị thấm dột thì các bạn nên tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra là gì, để từ đó chó thể chọn phương pháp xử lý chống thấm hiệu quả và triệt để nhất. Với việc chống thấm tường nhà liền kề, tốt nhất ta nên xử lý dứt điểm từ nguồn nước, không để cho nước có cơ hội chảy vào thì sẽ hiệu quả hơn cả.
Chọn phương pháp và vật liệu chống thấm phù hợp
Phương pháp, vật liệu chống thấm là 1 trong những yếu tố cấu thành đến khả năng chống thấm. Chuẩn bị bề mặt thi công cũng là 1 khâu cần thiết để chú ý, đảm bảo lớp chống thấm sau khi đã được thi công sẽ có độ bền cao nhất.
Bài viết trên đã tổng hợp những cách chống thấm tường nhà liền kề kèm theo đó là một vài những lưu ý vô cùng quan trọng trong thi công. Mong rằng bài viết trên sẽ hữu ích cho bạn trong việc chống thấm tường nhà để ngôi nhà bạn luôn đẹp và bền bỉ cùng với thời gian.