Hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng là hợp đồng gì? Những điều khoản của hợp đồng mới nhất của năm 2021 ra sao? Hợp đồng bao gồm những nội dung như thế nào? Chắc hẳn đây là những câu hỏi được đặt ra khi mua bán vật liệu xây dựng, chủ công trình hoặc thầu công trình luôn muốn những điều có lợi nhất và tránh những rủi ro cho bản thân mình. Vậy thì hãy đọc bài viết sau để tìm hiểu những nội dung, các mẫu hợp đồng mới nhất nhé!
Hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng là gì?

Hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng là gì?

Hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng là gì?

Giống như tên gọi của nó, hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng là những hợp đồng được sử dụng với mục đích cam kết, mua bán trao đổi các nguyên vật liệu của ngành xây dựng. Trong hợp đồng sẽ nêu rõ các quyền lợi, thỏa thuận và trách nhiệm của cả hai bên mua và bán cùng với những đền bù, bồi thường khi tranh chấp, mâu thuẫn xảy ra. Nó còn có cái tên khác là “hợp đồng mua vật liệu xây dựng” hoặc “hợp đồng cung cấp vật liệu xây dựng”.


Hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng mới nhất năm 2021

Hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng mới nhất năm 2021

Các điều khoản trong mẫu hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng năm 2021

Qua các năm, mẫu hợp đồng đều sẽ có một vài điểm thay đổi theo các điều khoản của pháp luật mua bán để trở nên phù hợp hơn. Tuy nhiên nếu nhìn chung thì ta sẽ thấy vẫn có những nội dung cốt lõi đó là lợi ích mà cả hai bên mua và bán nhận được. Dưới đây là những điều khoản nổi bật của bản hợp đồng mẫu mới nhất năm 2021 cho các bạn tham khảo:

Điều 1: Nội dung của hợp đồng

  • Nếu bên A đồng ý mua và bên B đồng ý là Nhà cung cấp và bán các Sản phẩm, hàng hóa cho công trình:… với đơn giá giống như bảng đính kèm. Trong đó:
  • Giá được ghi nhận sẽ bao gồm cả thuế giá trị gia tăng (GTGT).
  • Giá trị để bên A thanh toán cho bên B sẽ là khối lượng thực tế mà giao nhận tại công trường và có biên bản giao nhận phải được ký xác nhận bởi đại diện của cả hai bên nhân với đơn giá (VND/ĐVT) đã nêu trên.

Điều 2: Yêu cầu về chất lượng và giao nhận hàng hóa.

2.1. Yêu cầu về chất lượng hàng hóa

Sản phẩm phải mới, đạt chất lượng theo các tiêu chuẩn chất lượng của nhà sản xuất và tiêu chuẩn Việt Nam và phải đúng theo phẩm chất, mẫu mã được chủ đầu tư phê duyệt. Hàng hóa giao nhận cần phải đăng ký và được công bố hợp quy sản phẩm. Bên B cần phải cung cấp chứng chỉ chất lượng, chứng chỉ nguồn gốc của lô hàng cho bên A trong quá trình giao nhận hàng hóa.


Hàng hóa phải đảm bảo đạt chuẩn về chất lượng

Hàng hóa phải đảm bảo đạt chuẩn về chất lượng

2.2. Giao nhận hàng hóa

Khi có nhu cầu, bên A sẽ gửi đơn đặt hàng của mình cho bên B thông qua văn bản Email, fax hoặc scan để cả hai bên xác nhận đơn đặt hàng. Đơn đặt hàng của bên A chuyển cho bên B phải thể hiện đầy đủ các nội dung chính như sau: Mã hàng hoặc tên hàng, số lượng, quy cách, địa điểm giao hàng (trường hợp có sự thay đổi so với Hợp đồng).

Điều 3: Thanh toán:

  • Hình thức thanh toán: Căn cứ vào khối lượng của từng hợt hàng mà bên A nhận được từ bên B, kèm theo biên bản giao hàng đã có xác nhận của cả hai bên, bên B xuất hóa đơn, bên A sẽ thanh toán toàn bộ giá trị đơn hàng cho bên B trong 30 ngày.

Lưu ý kiểm tra chất lượng của sản phẩm trước khi ký biên bản xác nhận

Lưu ý kiểm tra chất lượng của sản phẩm trước khi ký biên bản xác nhận

  • Mức dư nợ: Bên A được bên B đồng ý cho thanh toán trả chậm với một mức dư nợ. Trong trường hợp nếu số nợ vượt mức trên thì bên A phải có trách nhiệm thanh toán cho bên B trong 15 ngày kể từ nợ vượt hạn mức cho phép.

Điều 4: Quyền và nghĩa vụ mỗi bên

4.1. Bên A:

  • Thông báo và trao đổi các kế hoạch nhận cho bên B (bằng điện thoại, văn bản hoặc fax).
  • Cử người nhận hàng và phải tạo điều kiện thuận lợi đến bên B giao hàng nhanh nhất.

Bên mua phải tạo điều kiện thuận lợi để bên bán giao hàng nhanh nhất

Bên mua phải tạo điều kiện thuận lợi để bên bán giao hàng nhanh nhất

  • Chuẩn bị mặt bằng để nhân sự, phương tiện của bên B giao hàng được thuận lợi nhất.
  • Kiểm tra kĩ số lượng, chất lượng hàng trước khi nhận hàng. Từ chối nhận hàng khi mà bên B giao hàng hóa kém chất lượng, không đúng mã hàng, chủng loại, số lượng theo như yêu cầu hoặc giao hàng không đúng với địa điểm và thời hạn được quy ước trong hợp đồng.
  • Chuẩn bị các biên bản giao nhận hàng, cử người đại diện có thẩm quyền để ký tên xác nhận vào biên bản giao nhận hàng và đưa lại cho bên B biên bản.
  • Khiếu nại và yêu cầu bên B khắc phục các khuyết điểm của hàng hóa.
  • Yêu cầu bên B đổi hàng mới hoặc nhận lại hàng có khiếm khuyết do lỗi của phía nhà sản xuất.
  • Yêu cầu bên B cung cấp đầy đủ các hồ sơ chứng từ, hóa đơn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa đã nhận được.
  • Chịu trách nhiệm thanh toán đầy đủ cho bên B theo các thỏa thuận tại Điều 3 của hợp đồng.

4.2. Bên B:

  • Thông tin phải trung thực về chất lượng hàng hóa, sản phẩm cung cấp.
  • Giao hàng hóa, các hồ sơ chứng từ và hóa đơn thuế giá trị gia tăng cho bên A đúng theo số lượng thực tế giao nhận, quy cách kỹ thuật, chất lượng, bao bì đóng gói được quy định ở trong hợp đồng.
  • Giao hàng đúng với địa điểm và thời gian đã được thỏa thuận.
  • Chịu trách nhiệm về các khiếm khuyết của hàng hóa. Đồng thời cần có trách nhiệm đổi trả hàng hóa cho bên A trong những trường hợp hàng hóa có chất lượng kém, không đúng chủng loại, số lượng, mã hàng theo thỏa thuận trước đó của cả hai bên với điều kiện là những nội dung này cần phải được ghi rõ ở trong biên bản giao nhận hàng.
  • Phải đảm bảo rằng hàng hóa giao cho bên A sẽ không bị tranh chấp quyền sở hữu với một bên thứ ba.
  • Sản phẩm phải bảo đảm được chất lượng đúng theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất.

Điều 5: Phạt vi phạm

  • Nếu như bên A đã đặt hàng mà bên A hoặc bên B vi phạm hợp đồng, không thực hiện theo đúng quy định thì bên vi phạm sẽ phải chịu phạt hợp đồng ở mức 8% (là mức cao nhất) giá trị của đơn hàng và bồi thường mức thiệt hại thực tế do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra.

Hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng là hợp đồng gì? Những điều khoản của hợp đồng mới nhất của năm 2021 ra sao? Hợp đồng bao gồm những nội dung như thế nào? Chắc hẳn đây là những câu hỏi được đặt ra khi mua bán vật liệu xây dựng, chủ công trình hoặc thầu công trình luôn muốn những điều có lợi nhất và tránh những rủi ro cho bản thân mình. Vậy thì hãy đọc bài viết sau để tìm hiểu những nội dung, các mẫu hợp đồng mới nhất nhé! Hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng là gì? Hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng là gì? Giống như tên gọi của nó, hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng là những hợp đồng được sử dụng với mục đích cam kết, mua bán trao đổi các nguyên vật liệu của ngành xây dựng. Trong hợp đồng sẽ nêu rõ các quyền lợi, thỏa thuận và trách nhiệm của cả hai bên mua và bán cùng với những đền bù, bồi thường khi tranh chấp, mâu thuẫn xảy ra. Nó còn có cái tên khác là “hợp đồng mua vật liệu xây dựng” hoặc “hợp đồng cung cấp vật liệu xây dựng”. Hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng mới nhất năm 2021 Các điều khoản trong mẫu hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng năm 2021 Qua các năm, mẫu hợp đồng đều sẽ có một vài điểm thay đổi theo các điều khoản của pháp luật mua bán để trở nên phù hợp hơn. Tuy nhiên nếu nhìn chung thì ta sẽ thấy vẫn có những nội dung cốt lõi đó là lợi ích mà cả hai bên mua và bán nhận được. Dưới đây là những điều khoản nổi bật của bản hợp đồng mẫu mới nhất năm 2021 cho các bạn tham khảo: Điều 1: Nội dung của hợp đồng ●Nếu bên A đồng ý mua và bên B đồng ý là Nhà cung cấp và bán các Sản phẩm, hàng hóa cho công trình:… với đơn giá giống như bảng đính kèm. Trong đó: ●Giá được ghi nhận sẽ bao gồm cả thuế giá trị gia tăng (GTGT). ●Giá trị để bên A thanh toán cho bên B sẽ là khối lượng thực tế mà giao nhận tại công trường và có biên bản giao nhận phải được ký xác nhận bởi đại diện của cả hai bên nhân với đơn giá (VND/ĐVT) đã nêu trên. Điều 2: Yêu cầu về chất lượng và giao nhận hàng hóa. 2.1. Yêu cầu về chất lượng hàng hóa Sản phẩm phải mới, đạt chất lượng theo các tiêu chuẩn chất lượng của nhà sản xuất và tiêu chuẩn Việt Nam và phải đúng theo phẩm chất, mẫu mã được chủ đầu tư phê duyệt. Hàng hóa giao nhận cần phải đăng ký và được công bố hợp quy sản phẩm. Bên B cần phải cung cấp chứng chỉ chất lượng, chứng chỉ nguồn gốc của lô hàng cho bên A trong quá trình giao nhận hàng hóa. Hàng hóa phải đảm bảo đạt chuẩn về chất lượng 2.2. Giao nhận hàng hóa Khi có nhu cầu, bên A sẽ gửi đơn đặt hàng của mình cho bên B thông qua văn bản Email, fax hoặc scan để cả hai bên xác nhận đơn đặt hàng. Đơn đặt hàng của bên A chuyển cho bên B phải thể hiện đầy đủ các nội dung chính như sau: Mã hàng hoặc tên hàng, số lượng, quy cách, địa điểm giao hàng (trường hợp có sự thay đổi so với Hợp đồng). Điều 3: Thanh toán: ●Hình thức thanh toán: Căn cứ vào khối lượng của từng hợt hàng mà bên A nhận được từ bên B, kèm theo biên bản giao hàng đã có xác nhận của cả hai bên, bên B xuất hóa đơn, bên A sẽ thanh toán toàn bộ giá trị đơn hàng cho bên B trong 30 ngày. Lưu ý kiểm tra chất lượng của sản phẩm trước khi ký biên bản xác nhận ●Mức dư nợ: Bên A được bên B đồng ý cho thanh toán trả chậm với một mức dư nợ. Trong trường hợp nếu số nợ vượt mức trên thì bên A phải có trách nhiệm thanh toán cho bên B trong 15 ngày kể từ nợ vượt hạn mức cho phép. Điều 4: Quyền và nghĩa vụ mỗi bên 4.1. Bên A: ●Thông báo và trao đổi các kế hoạch nhận cho bên B (bằng điện thoại, văn bản hoặc fax). ●Cử người nhận hàng và phải tạo điều kiện thuận lợi đến bên B giao hàng nhanh nhất. Bên mua phải tạo điều kiện thuận lợi để bên bán giao hàng nhanh nhất ●Chuẩn bị mặt bằng để nhân sự, phương tiện của bên B giao hàng được thuận lợi nhất. ●Kiểm tra kĩ số lượng, chất lượng hàng trước khi nhận hàng. Từ chối nhận hàng khi mà bên B giao hàng hóa kém chất lượng, không đúng mã hàng, chủng loại, số lượng theo như yêu cầu hoặc giao hàng không đúng với địa điểm và thời hạn được quy ước trong hợp đồng. ●Chuẩn bị các biên bản giao nhận hàng, cử người đại diện có thẩm quyền để ký tên xác nhận vào biên bản giao nhận hàng và đưa lại cho bên B biên bản. ●Khiếu nại và yêu cầu bên B khắc phục các khuyết điểm của hàng hóa. ●Yêu cầu bên B đổi hàng mới hoặc nhận lại hàng có khiếm khuyết do lỗi của phía nhà sản xuất. ●Yêu cầu bên B cung cấp đầy đủ các hồ sơ chứng từ, hóa đơn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa đã nhận được. ●Chịu trách nhiệm thanh toán đầy đủ cho bên B theo các thỏa thuận tại Điều 3 của hợp đồng. 4.2. Bên B: ●Thông tin phải trung thực về chất lượng hàng hóa, sản phẩm cung cấp. ●Giao hàng hóa, các hồ sơ chứng từ và hóa đơn thuế giá trị gia tăng cho bên A đúng theo số lượng thực tế giao nhận, quy cách kỹ thuật, chất lượng, bao bì đóng gói được quy định ở trong hợp đồng. ●Giao hàng đúng với địa điểm và thời gian đã được thỏa thuận. ●Chịu trách nhiệm về các khiếm khuyết của hàng hóa. Đồng thời cần có trách nhiệm đổi trả hàng hóa cho bên A trong những trường hợp hàng hóa có chất lượng kém, không đúng chủng loại, số lượng, mã hàng theo thỏa thuận trước đó của cả hai bên với điều kiện là những nội dung này cần phải được ghi rõ ở trong biên bản giao nhận hàng. ●Phải đảm bảo rằng hàng hóa giao cho bên A sẽ không bị tranh chấp quyền sở hữu với một bên thứ ba. ●Sản phẩm phải bảo đảm được chất lượng đúng theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Điều 5: Phạt vi phạm ●Nếu như bên A đã đặt hàng mà bên A hoặc bên B vi phạm hợp đồng, không thực hiện theo đúng quy định thì bên vi phạm sẽ phải chịu phạt hợp đồng ở mức 8% (là mức cao nhất) giá trị của đơn hàng và bồi thường mức thiệt hại thực tế do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra. Nếu vi phạm hợp đồng sẽ bị phạt theo từng mức nhất định ●Nếu như bên B giao hàng đến bên A chậm trễ so với thời gian quy định của hợp đồng thì sẽ hưởng mức phạt 0,1% trên tổng giá trị của đợt đặt hàng giao chậm cho từng ngày chậm tiến độ nhưng tổng mức phạt sẽ không vượt quá 8% giá trị của đơn hàng. ●Nếu như bên A không thực hiện thanh toán theo như quy định trong Điều 3 của bản hợp đồng thì bên A sẽ phải chịu mức phạt 0,1% trên tổng giá trị thanh toán chậm cho mỗi ngày thanh toán chậm. Bài viết trên đã tổng hợp những thông tin về hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng cũng như những điều khoản nổi bật của bản hợp đồng. Mong rằng với những thông tin hữu ích đã được nêu ở trên, bạn sẽ thực hiện các giao dịch, mua bán một cách hợp lý và đảm bảo được những quyền lợi cơ bản nhất của bản thân mình.

Nếu vi phạm hợp đồng sẽ bị phạt theo từng mức nhất định

  • Nếu như bên B giao hàng đến bên A chậm trễ so với thời gian quy định của hợp đồng thì sẽ hưởng mức phạt 0,1% trên tổng giá trị của đợt đặt hàng giao chậm cho từng ngày chậm tiến độ nhưng tổng mức phạt sẽ không vượt quá 8% giá trị của đơn hàng.
  • Nếu như bên A không thực hiện thanh toán theo như quy định trong Điều 3 của bản hợp đồng thì bên A sẽ phải chịu mức phạt 0,1% trên tổng giá trị thanh toán chậm cho mỗi ngày thanh toán chậm.

Bài viết trên đã tổng hợp những thông tin về hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng cũng như những điều khoản nổi bật của bản hợp đồng. Mong rằng với những thông tin hữu ích đã được nêu ở trên, bạn sẽ thực hiện các giao dịch, mua bán một cách hợp lý và đảm bảo được những quyền lợi cơ bản nhất của bản thân mình.