Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai mới nhất năm 2021
Hòa giải là thủ tục quan trọng để giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất. Vì thế cần lập biên bản để có thể ghi nhận sự kiện để giải quyết tranh chấp sau đó. Bạn có thể tham khảo mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai mà Liengtam.com cung cấp dưới đây với mục đích giúp bạn hòa giải thành công!
Mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai
Biên bản hòa giải chính là cơ sở để giải quyết tranh chấp sau đó, tuy nhiên do pháp luật hiện hành không quy định chính xác một mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất chung. Tùy vào diễn biến sự việc xảy ta mà người ta có trách nhiệm ghi chép lại nội dung vụ việc một cách chính xác của buổi hòa giải đó.
Mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai
Hướng dẫn cách viết biên bản hòa giải tranh chấp đất
Hướng dẫn cách viết biên bản hòa giải tranh chấp đất
Sau đây là cách viết biên bản hòa giải tranh chấp đất mà bạn cần nên lưu ý:
Phần thông tin bên tham gia hòa giải
Phần này bạn cần ghi rõ thông tin của người yêu cầu giải quyết tranh chấp và những bên liên quan. Nếu như vắng mặt thì cần ghi rõ lý do.
Phần nội dung hòa giải
Thông thường phần nội dung thì người chủ trì nên nêu rõ lý do hòa giải, giới thiệu thành phần tham dự hòa giải, tư cách tham dự của người tranh chấp, người bị tranh chấp và các cá nhân, tổ chức có liên quan.
Ghi rõ nội dung hòa giải, cách thức hòa giải để đảm bảo phiên hòa giải được hiệu quả. Cán bộ địa chính báo cáo tóm tắt kết quả xác minh.
Phần ý kiến của bên tham gia hòa giải
- Ý kiến của người tranh chấp.
- Ý kiến phát biểu của người bị tranh chấp.
- Ý kiến của người có liên quan.
- Ý kiến của thành viên Hội đồng hòa giải.
Phần kết luận
Kết luận những nội dung đã được hòa giải thỏa thuận bởi các bên tham gia. Trường hợp không thỏa thuận thì phải ghi rõ lý do.
Hướng dẫn các bên gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất trong trường hợp hoà giải không thành.
Nếu trong trường hợp hòa giải thành thì cần ghi rõ trong biên bản: Sau thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp không có ý kiến bằng văn bản về nội dung khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành hôm nay thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân (cấp xã) sẽ tổ chức thực hiện kết quả hòa giải thành.
Phần ký tên
Những bên tham gia phiên tòa cần ký tên, đóng dấu vào phần cuối biên bản và xác nhận các nội dung trong biên bản đó.
Những lưu ý khi mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất
Vì là biên bản nộp cho các chức năng có thẩm quyền nên khi viết bạn cần lưu ý vài vấn đề sau đây:
- Trong biên bản hòa giải cần nêu rõ ngày tháng thực hiện hòa giải cho hai bên, và quan trọng là cần phải nêu rõ thông tin của hai bên gồm có như họ tên, địa chỉ, số điện thoại,..
- Người hòa giải cần nêu rõ vấn đề xảy ra mâu thuẫn giữa hai bên đó là gì và kết quả hòa giải là ý kiến của ủy ban phường, xã về vấn đề đó nên giải quyết như thế nào để đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên tranh chấp
- Kết quả của giấy tờ hòa giải cần nêu kết quả là cả hai bên có đồng ý với những ý kiến của cơ quan chính quyền đưa ra hay không, nếu như không đồng ý với ý kiến trên thì có thể đơn kiện sẽ được chuyển lên cơ quan chức năng có quyền cao hơn đó là Tòa án nhân dân.
Có được khiếu nại khi đã có biên bản hòa giải tranh chấp đất đai?
- Nếu vấn đề tranh chấp đã được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục, có chữ ký xác nhận của hai bên đã đồng ý với việc đền bù và tiếp tục sử dụng thì cả hai bên đều không có quyền khiếu nại lên cấp có thẩm quyền.
- Nếu như trường hợp hòa giải có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì Ủy Ban Nhân Dân cấp xã lúc này sẽ tiến hành lập biên bản hòa giải không thành. Sau đó họ sẽ hướng dẫn các bên gửi đơn về cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Thế nên nếu như có ý kiến khác dù đã có biên bản hòa giải thành thì có thể được quyền khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền.
Và việc có thể khiếu nại lên Ủy Ban Nhân Dân cấp cơ sở hoặc Tòa án thì phụ thuộc vào các trường hợp như sau:
- Nếu tranh chấp đất đai và bạn có giấy chứng nhận và một số giấy tờ theo điều luật đất đai quy định, tranh chấp tài sản có gắn liền với đất thì sẽ nộp đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Tòa án nhân dân.
- Nếu tranh chấp đất đai mà nhà bạn không có một trong các loại giấy tờ như Giấy chứng nhận và một số giấy tờ theo điều luật đất đai quy định thì có thể lựa chọn UBND cấp huyện hoặc tỉnh giải quyết.
- Trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ giải quyết.
- Trường hợp tranh chấp mà một bên trong quan hệ tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ giải quyết.
Có được khiếu nại khi đã có biên bản hòa giải tranh chấp đất đai?
Dịch vụ tư vấn bất động sản uy tín
Phần trên là toàn bộ thông tin về mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai. Tuy nhiên, không một ai muốn trong cuộc sống phải gặp những mâu thuẫn phiền phức như vậy. Nếu như bạn có nhu cầu muốn tìm một nơi định cư sinh sống mà không xảy ra các vấn đề liên quan đến quyền sử dụng đất thì hãy tìm đến công ty cổ phần Bất Động Sản Express, nơi chuyên cung cấp tất cả các dịch vụ về Bất Động Sản với tôn chỉ hoạt động đem sự uy tín lên làm đầu. Luôn tận tâm phục vụ, đem lại sự hài lòng cho quý khách hàng bằng sự chuyên nghiệp cùng với đội ngũ chuyên môn cao.
Mời quý khách hàng liên hệ với Công ty cổ phần Bất Động Sản Express qua:
- Hotline: +84 24 39749350
- Văn phòng: 73 Trần Não, Phường An Khánh, TP Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
- Website: www.batdongsanexpress.vn
Dịch vụ tư vấn bất động sản uy tín
Như vậy, công ty bất Động Sản Express đã cung cấp đầy đủ thông tin về mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai mà bạn có thể tham khảo và áp dụng trong thực tiễn nếu như có xảy ra mâu thuẫn về quyền sử dụng đất. Qua bài viết trên, mong sẽ mang đến nhiều thông tin bổ ích. Cảm ơn vì đã theo dõi!