Bật mí bí quyết về cách chia phòng trong nhà ống
Nhà ống là một trong những loại hình nhà ở khá phổ biến tại tại Việt Nam. Đặc biệt là những nơi có đông dân cư. Tuy nhiên, rất nhiều gia đình gặp khó khăn về cách chia phòng trong nhà ống. Vậy hãy cùng với BẤT ĐỘNG SẢN EXPRESS tìm hiểu bài viết này để có thêm nhiều thông tin bổ ích các bạn nhé.
Nhà ống là gì?
Nhà ống thực chất là một loại nhà có đặc điểm chiều ngang nhỏ hơn rất nhiều so với chiều dài. Hiểu một cách chính xác thì những ngôi nhà này được xây dựng giống như một chiếc hình hộp chữ nhật. Dạng nhà này khá phổ biến ở thành thị và chúng được sắp xếp nằm sát nhau giống như dạng được phân lô.
Nhà ống là gì?
Vậy thực tế thì loại hình nhà ở này có những ưu điểm gì mà lại được nhiều người lựa chọn đến thế? Theo các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng phân tích thì loại hình nhà ở này có rất nhiều ưu điểm. Cụ thể như:
- Các thiết kế ở trong nhà ống đều rất đơn giản, chúng không quá cầu kỳ và phức tạp như những loại hình nhà ở khác. Bên cạnh đó thì cách chia phòng trong nhà ống cũng rất đơn giản. Hơn thế nữa chúng lại phù hợp với nhiều diện tích đất với nhiều phong cách khác nhau.
- Một ưu điểm không thể bỏ qua của loại hình nhà ống đó chính là quá trình thiết kế và thi công vô cùng nhanh chóng và tiết kiệm được rất nhiều chi phí.
- Mức đầu tư của những ngôi nhà ống so với những công trình nhà ở khác là rất thấp. Nếu chúng ta so sánh với những ngôi biệt thự nhà vườn hay những dự án căn hộ sẽ thấy rõ vấn đề này. Thực chất đây là mức đầu tư phù hợp với mức thu nhập của đại đa số người lao động tại Việt Nam.
Cách chia phòng trong nhà ống khoa học và tiện ích.
Cách chia phòng trong nhà ống là một nhiệm vụ quan trọng đối với loại nhà này. Vậy làm thế nào để bố trí các phòng một cách hợp lý, khoa học và tiện ích. Sau đây chúng tôi sẽ bật mí giúp các bạn một số cách chia phòng áp dụng đối với mẫu nhà ống 1 tầng, 2 tầng và cả 3 tầng…
Cách chia phòng trong nhà ống 1 tầng.
Mẫu nhà ống 1 tầng là mẫu nhà khá phổ biến tại các vùng nông thôn. Cách bố trí hợp lý nhất đó là chúng ta bố trí các phòng trải dài theo chiều dọc của nhà ống. Tuy nhiên, hợp lý nhất vẫn là phòng khách phải được đặt ở vị trí đầu tiên của ngôi nhà. Tiếp đến sẽ là các phòng ngủ, phòng bếp và cuối cùng là nhà tắm và nhà vệ sinh.
Tham khảo cách chia phòng trong nhà ống 1 tầng
Điều đặc biệt ở mẫu nhà ống này sẽ có rất ít không gian để làm tiểu cảnh hay sân vườn. Tuy nhiên, chúng ta vẫn nên chừa một khoảng trống ở đằng trước để là nơi để xe và cũng tạo cho không gian nhà bên trong thêm thoáng đãng.
Cách chia phòng trong nhà ống 2 tầng.
Với nhà ống 2 tầng thì gia chủ sẽ có nhiều không gian hơn để bố trí và sắp xếp các phòng. Tuy nhiên, chúng tôi cũng sẽ gợi ý giúp các bạn 1 phương án cụ thể như sau:
Cách chia phòng trong nhà ống 2 tầng
- Đối với tầng 1: Gia chủ có thể để một khoảng trống để làm tiểu cảnh và cũng là nơi để xe cho gia đình. Diện tích tiếp theo sẽ bố trí cho phòng khách. Đi tiếp vào bên trong sẽ là bếp và công trình phụ. Đối với tầng 1, chúng ta còn phải chừa một không gian cho cầu thang lên tầng 2. Thường thì theo phong cách thiết kế mới, cầu thang sẽ được bố trí sau phòng khách. Bởi gia chủ có thể sử dụng vị trí này cho nhiều tiện ích khác.
- Đối với tầng 2: Trên tầng 2, gia đình có thể chia thành các phòng phục vụ cho vấn đề sinh hoạt riêng của các thành viên. Tuy nhiên, theo phong thủy thì những nhà lên tầng, chúng ta nên bố trí một phòng riêng để tiện cho việc thờ cúng tổ tiên. Tiếp đến là việc sắp xếp các phòng ngủ kết hợp thêm là nhà vệ sinh để đỡ mất công đi lại.
Cách chia phòng trong nhà ống 3 tầng.
So với nhà ống 1 tầng và 2 tầng thì nhà ống 3 tầng sẽ có diện tích lớn hơn. Đây là lợi thế để gia chủ có thể sắp xếp thêm các khu tiện ích cho gia đình. Bạn có thể tham khảo cách làm sau:
Cách chia phòng trong nhà ống 3 tầng
- Khu vực tầng 1: Đối với tầng 1 chúng ta cũng bố trí như mẫu nhà ống 2 tầng bao gồm: Tiểu sảnh, gara xe sau đó là phòng khách, nhà bếp, nhà vệ sinh. Theo kinh nghiệm của các nhà thiết kế thì việc bố trí nhà ống nên được phân khu để gia chủ tận dụng được tối đa vốn diện tích sẵn có và cũng là tạo ra nhiều khoảng trống.
- Khu vực tầng 2: Đối với tầng 2 chủ yếu là bố trí phòng ngủ và các nhà vệ sinh. Tuy theo diện tích và sở thích của các gia đình chúng ta có thể bố trí nhà vệ sinh chung hoặc riêng đều được.
- Khu vực tầng 3: Đây là khu vực chúng ta nên bố trí phòng thờ, với không gian còn lại sẽ dành cho sân phơi. Có thể bố trí thêm một không gian dành cho vườn rau, cây cảnh cũng khá thú vị.
Với những cá nhân và doanh nghiệp đang kinh doanh “mặt hàng” này thì việc nắm được nhu cầu, sở thích của khách hàng cũng là một lợi thế. Với những ngôi nhà ống có chất lượng, có nhiều tiện ích, các khu sinh hoạt sắp xếp khoa học thì đương nhiên chúng sẽ đắt khách và có giá thành cao. Mức đầu tư đối với mặt hàng bất động sản này cũng không quá cao.
Một số vấn đề cần lưu ý khi bố trí nội thất cho không gian nhà ống.
Ngoài việc tìm hiểu về cách chia phòng trong nhà ống thì thiết kế nội thất cũng là một trong những công việc mà chúng ta không thể bỏ qua. Vậy nội thất nhà ông được bố trí như thế nào để hợp phong thủy và đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng? Chúng ta sẽ đi giải quyết vấn đề này ở phần tiếp theo của bài viết các bạn nhé.
Đối với phòng khách.
Phòng khách có thể coi là nơi quan trọng nhất của ngôi nhà, bởi đây có thể coi là bộ mặt của ngôi nhà. Chính vì vậy mà việc thiết kế nội thất cần được gia chủ quan tâm hơn so với các phòng khác. Cụ thể:
Nội thất phòng khách
- Bàn ghế: Chúng ta nên chọn những bộ bàn ghế phù hợp với phong cách thiết kế của ngôi nhà. Trước tiên chúng phải phù hợp với màu sơn của phòng khách. Bàn ghế nên được đặt ở vị trí trung tâm của phòng khách. Tuy nhiên, cũng không nên bố trí bàn ghế xa tường hoặc sát tường quá.
- Một vật dụng không thể thiếu ở những ngôi nhà hiện đại ngày nay đó là kệ ti vi. Tùy vào điều kiện diện tích của phòng khách chúng ta có thể chọn kệ liền, kệ rời hoặc kệ treo tường cho phù hợp. Lưu ý là phải kê kệ ở những vị trí vừa tầm mắt với người xem.
- Ngoài 2 vật dụng trên còn có vách ngăn và kệ trang trí: Điều này cũng tủy thuộc vào không gian và sở thích của mỗi người.
Đối với phòng bếp
Nếu bạn cho rằng cách chia phòng trong nhà ống là nhiệm vụ quan trọng nhất thì hoàn toàn sai lầm. Bởi vì muốn tạo thành một ngôi nhà hoàn chỉnh thì cần rất nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố cũng rất quan trọng đó là sắp xếp, bố trí phòng bếp. Vậy nội thất ở bếp được sắp xếp như thế nào để hợp phong thủy?
- Bàn ăn: Nên được đặt ở chính giữa của phòng bếp. Chúng ta có thể chọn màu sắc, kích thước, mẫu mã theo sở thích của gia chủ.
- Bếp và chậu rửa không nên đặt sát nhau, bởi 2 vật này xung khắc. Bên cạnh đó, gia chủ nên lưu ý không nên đặt tủ lạnh ở gần bếp.
Đối với phòng ngủ.
Đây là không gian riêng tư của mỗi thành viên trong gia đình, chính vì vậy khi thiết kế chúng ta nên lưu ý những vấn đề sau: Nên đặt giường ở hướng tốt phù hợp với mệnh của người đó, tủ quần áo nên đặt sát tường và kê làm sao để chúng không chiếm quá nhiều diện tích. Bên cạnh đó, nếu có gương thì không nên quay vào giường và bàn trang điểm nên đặt sát với giường ngủ.
Nội thất phòng ngủ
Đối với phòng tắm và nhà vệ sinh.
Phòng tắm và nhà vệ sinh cũng cần lưu ý những vấn đề sau: Chậu rửa không được để đối với với gương và vòi hoa sen, nên bố trí vòi sen có độ cao từ 1,6-1,8m… Đối với bồn cầu gia chủ tuyệt đối không được đặt theo hướng cửa nhà.
Một số câu hỏi liên quan đến cách chia phòng trong nhà ống.
Trên đây là những thông tin mà bài viết muốn chia sẻ tới bạn đọc cách chia phòng trong nhà ống. Tuy nhiên, nếu các bạn muốn tìm thêm thông tin có thể vào các trang tin tức thị trường bất động sản. Chắc chắn các bạn sẽ tìm được nhiều thông tin bổ ích.