BẤT ĐỘNG SẢN TP.HCM: XU THẾ CHỮNG LẠI TIẾP TỤC DIỄN RA
Năm 2015, thị trường BĐS thành phố đạt mức tăng trưởng rất cao. Nhưng bước sang năm 2016 đã bắt đầu có dấu hiệu của sự chững lại. Và xu thế đó vẫn tiếp tục diễn ra trong những tháng vừa qua của năm 2017.
Xu thế đã kéo dài từ 2 năm trước đến bây giờ.Đây là đánh giá chung của Hiệp hội bất động sản TP.HCM(HoREA), trong báo cáo về tình hình thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm và dự báo thị trường những tháng cuối năm 2017.
Căn hộ bình dân vẫn chiếm lĩnh thị trường nhờ giá thành phù hợp
Theo hiệp hội bất động sản TP.HCM, trong 6 tháng đầu năm, thị trường nhà ở thương mại của thành phố đón nhận thêm 32 dự án mới. Với tổng số là 16.506 căn (trong đó có 14.754 căn hộ chung cư và1.752 căn nhà thấp tầng). Hình thành trong tương lai, đủ điều kiện để huy động vốn, tổng giá trị cần huy động lên đến 30.600 tỷ đồng.
Trong số đó, phân khúc cao cấp có 5.164 căn (chiếm 31,3%). Phân khúc bình dân trung cấp có 5.136 căn (chiếm 31,1%) và phân khúc giá rẻ có 6.206 căn (chiếm 37,6%). Theo số liệu trên thì tỷ lệ căn hộ giá vừa túi tiền vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất với (68,7%).
Đây là tín hiệu rất vui mừng, vì các nhà đầu tư đã có sự tái cơ cấu sản phẩm của mình một cách mạnh mẽ. Theo hướng tăng mạnh các sản phẩm căn hộ quy mô vừa và nhỏ với giá cả phù hợp.
Đáp ứng nhu cầu thực của hầu hết người dân có mức thu nhập ở mức trung bình. Mà trong cơ cấu dân số thì người trong phân khúc này luôn chiếm số lượng đông đảo nhất.
Tuy nhiên, nhìn về tổng thể thị trường thì số lượng nhà ở chào bán thời gian qua lại giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, mặc dù loại hình nhà ở phân khúc bình dân chào bán có số lưaợng tăng gấp 1,9 lần, phân khúc cao cấp tăng gấp 1,8 lần. Nhưng ở phân khúc trung cấp lại ghi nhận tốc độ giảm lên đến 42,1%. Thậm chí có những chủ đầu tư lớn, là chuyên gia trong phát triển các dự án nhà ở trung cấp còn không có sản phẩm bán ra trong 6 tháng nửa đầu năm qua.
Tín dụng tiêu dùng ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao
Vẫn theo báo cáo của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cũng cho biết thêm rằng. Trên cả nước hiện tại, tăng trưởng huy động vốn của các ngân hàng trong 6 tháng đầu năm chỉ đạt khoảng 4,3%.
Nhưng chỉ số tăng trưởng tín dụng đến ngày 25-5 theo ghi nhận đã đạt 6,53% (mà năm 2016 con số này là 5%). Tuy nhiên, do đang trong quá trình thực hiện lộ trình hạn chế tín dụng vào bất động sản.
Theo thông tư 06/2016/TT-NHNN, nên các doanh nghiệp BĐS hiện tại đều đang gặp những khó khan nhất định trong việc tiếp cận đến các nguồn tín dụng mới.
Ở TP.HCM, với số vốn huy động trong nửa đầu năm qua đã đạt khoảng 1,8 triệu tỷ đồng. Trong khi dư nợ tín dụng ước tính lên đến 1,6 triệu tỷ đồng (tăng khoảng 10%). Cho thấy, tốc độ tăng trưởng của tín dụng đang cao hơn khá nhiều tốc độ tăng huy động vốn.
Điều đáng chú ý là dư nợ cho vay BĐS trên địa bàn thì không biến động nhiều. Con số luôn chiếm tỷ trọng khoảng 10% trong tổng dư nợ. Trong khi đó 4 tháng đầu năm, số tiền vay tiêu dung đã là 18.275 tỷ đồng, chiếm 15,9% tổng dư nợ của thành phố. Trong đó có những loại dư nợ như cho vay cá nhân phục vụ xây dựng, sửa chữa và mua nhà để ở. Mà nguồn để trả những khoản nợ đó là từ tiền lương.
Do đó, HoREA đã đưa ra cảnh báo và đề nghị các cơ quan chức năng có liên quan. Cần quan tâm nhiều hơn đến tình hình tín dụng tiêu dùng tăng nhanh, chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng dư nợ thời gian qua. Nếu không quản lý chặt chẽ và giải quyết kịp thời. Thì người vay vốn có thể sẽ chuyển qua đầu tư BĐS, khi đó sẽ rất dễ phát sinh rủi ro.
Thị trường TP.HCM vẫn trong xu thế chững lại
Theo nhận định của HoREA, thị trường BĐS thành phố trong năm 2017 mặc dù vẫn trong chu kỳ tăng trưởng, nhưng xu thế chững lại vẫn tiêp tục diễn ra.
Dự báo, trong giai đoạn 2017 – 2020, sẽ có sự điều chỉnh lớn đến từ chính quyền địa phương để có thể giải quyết tình trạng cung – cầu không bằng nhau hiện nay. Sự tác động đó sẽ giúp thị trường đi đúng hướng phát triển, để bền vững hơn.
Cụ thể, các nhà đầu tư sẽ được định hướng dịch chuyển sang phân khúc thị trường BĐS có giá thành phù hợp. Đáp ứng được cuộc sống của đa số người dân và công nhận những khu công nghiệp có nhu cầu thực.
Cũng theo Hiệp hội bất động sản TP.HCM, cơ quan quản lý cũng sẽ ban hành những quy định và các công cụ về thuế (thuế nhắm vào những người có nhiều nhà, thuế bất động sản nhắm vào những người gom đất nền).
Công cụ cho lĩnh vực tín dụng là (thực hiện lộ trình hạn chế tín dụng vào thị trường bất động sản). Công cụ về quy hoạch là sử dụng đất và nhiều công cụ hành chính khác để ràng buộc nghĩa vụ của các chủ đầu tư và để bảo vệ người tiêu dùng ở đây là người dân. Và quan trọng nhất là chỉnh hướng thị trường BĐS phát triển một cách minh bạch, lành mạnh, không dây ảnh hưởng đến nền kinh tế chung.