BẤT ĐỘNG SẢN TP.HCM GIÁ ĐẤT TĂNG KHÔNG CÓ SỰ KIỂM SOÁT
Giá đất ở nhiều khu vực trên thị trường bất động sản TP.HCM đang có tốc độ tăng chóng mặt. Chỉ trong vòng 1 năm trở lại đây, có những khu vực, giá đã tăng lên gấp vài lần.
Trong khi đó, bảng giá đất mà UBND Thành phố áp dụng cho giai đoạn 2014 – 2019 thấp hơn rất nhiều so với giá trên thị trường hiện tại.
Gía thị trường đã cao hơn giá thành phố áp dụng
Giá đất tại các khu vực ở TP.HCM hiện đã đắt gấp 3 lần so với bảng giá đất thành phố áp dụng. Cá biệt, tại những tuyến đường trung tâm Quận 1, giá đất mà thành phố đưa ra là 116 triệu đồng/m2. Nhưng trên thực tế giá đã lên đến 800 triệu đồng/m2.
Ông Đinh Thế Hiển- chuyên gia kinh tế cho rằng: Giá đất tại TP.HCM hiện tại đang tái hiện lại hình ảnh những năm 2006-2008.
Khi thị trường BĐS “sốt nóng rồi vỡ trận” khiến các chủ đầu tư và khách hàng “chết” hàng loạt. “Thị trường BĐS hiện rất nhạy cảm, chỉ cần có thông tin rất đơn giản về một dự án nào đó. Dù đó là tin đồn hay thật, thì giá đất đã bắt đầu có xu hướng tăng lên, những nhà đầu cơ sẽ đổ về để gom và đất làm giá”, ông Hiển nói.
Đầu cơ sẽ khiến thị trường bị làm giá. Khi đó ai sẽ là người hưởng lợi nhiều nhất?
Giai đoạn cuối năm 2016, khi UBND thành phố có văn bản xin chính phủ cho đầu tư xây dựng cầu Cát Lát. Dự án kết nối Quận 2 với huyện Nhơn Trạch của tỉnh Đồng Nai. Chỉ trong tuần đầu tiên khi có thông tin, giá đất khu Đồng Văn Cống (quận 2), địa điểm nằm trong trục đường chính của cây cầu đã nhanh chóng tăng giá vùn vụt.
Hàng loạt những dự án BĐS bỏ hoang ở khu vực này trong cơn khủng hoảng (từ năm 2008) cũng nhanh chóng tăng giá trở lại. Từ 26 triệu đồng/m2 không ai mua, đã tăng vọt lên 34 triệu đồng/m2, đỉnh điểm có những nơi lên đến 42 triệu đồng/m2.
Ngay cả đất bên Nhơn Trạch, Đồng Nai cũng được các nhà đầu tư từ TP.HCM sang gom. Giá đang từ 3 triệu đồng/m2 tăng lên đỉnh điểm tới 13 triệu đồng/m2. Và rồi sau vài tháng cứ như vậy, giá đất khu vực này lại rơi vào tình trạng bất động vì dự án chỉ có thông tin mà chưa được phê duyệt.
Mới đây nhất, khiTP.HCM công bố sẽ cho xây cầu sang huyện Cần Giờ. Lập tức giá đất tại đây tăng đột biến, từ 2 – 3 triệu đồng/m2 lên 6 – 7 triệu đồng/m2. Khu vực trung tâm biển Cần Thạnh giá còn bị đẩy lên tới 13 triệu đồng/m2.
Giá đất tăng mạnh thì ai sẽ là người hưởng lợi? Với người dân địa phương, họ cũng được lợi bởi bán đượcvới giá cao.
Người đầu cơ đầu tiên cũng có lợi, vì họ “hớt váng” được lúc đất lên. Nhưng khi thị trường chững lại, giá đất trở về đúng với giá trị thực của nó. Thì người đầu cơ sau cùng, hoặc người mua sau cùng sẽ là những người chịu thiệt hại nhiều nhất.
Thông tin minh bạch sẽ “cầm cương” giá đất bền vững.
Theo hiệp hội BĐS tp.HCM (HoREA), giá đất chủ yếu tăng chủ yếu ở phân khúc đất nền bởi 3 nguyên nhân chính.
Thứ nhất là yếu tố tâm lý. Nhiều người cho rằng, nguồn cung căn hộ hiện nay đang lớn. Nhưng đất nền sẽ ngày càng hẹp dần nên họ chọn mua đất nền. Những thông tin về các dự án sắp đầu tư hay sắp được phê duyệt cũng tạo hiệu ứng đám đông trong việc đầu tư BĐS.
Thứ hai, đối với các nhà đầu tư thứ cấp, trước đây họ còn e dè, nhưng giờ thấy giá đất tăng đột biến thì cũng đổ vốn đầu tư để đón sóng.
Thứ ba, lợi nhuận từ đất nền nếu chớp đúng thời cơ sẽ cao hơn nhiều so với đầu tư vào các căn hộ. Điều này cũng tạo ra động lực cho các nhà đầu tư khiến giá đất tăng mạnh và lan rộng hơn.
Tuy nhiên ,những nhà đầu tư này cũng cần hết sức lưu ý. Vì trên thực tế, giá đất chỉ tăng đến một mức giới hạn max. Do vậy, nếu các nhà đầu tư không tỉnh táo mà vẫn giữ tâm lý đám đông, rất có thể chính những khu đất đó sẽ khiến nhiều nhà đầu tư phải ôm hận.
Ông Nguyễn Hoài Nam, người dân quận 7, TP.HCM cho biết: Cuối năm 2016, khi thông tin về dự án xây cầu Cát Lái được đông đại. Ông đã cùng một người bạn bạn qua khu vực huyện Nhơn Trạch để mua đất với giá 12 triệu đồng/m2.
Với mong muốn có thể kiếm lời từ việc giá đất đang sốt vì có dự án. Nhưng rồi giờ đây, ông đã phải chấp nhận bán lô khu đất hơn 200 m2 của mình với giá 10 triệu đồng/m2. Nhưng tới nay, đã sau 2 tháng chào bán mà vẫn không có ai hỏi mua.
Theo đại diện HoREA, việc tăng giá đất bất thường hiện nay rất nguy hiểm. Thực trạng này rất dễ dẫn đến bong bóng BĐS hình thành. Gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế. Để phòng ngừa trước vấn đề này xảy ra, thì việc công khai, minh bạch các thông tin nhà đất là yếu tố quyết định.
Thời gian qua, việc minh bạch những thông tin về quy hoạch, đất đai tuy có được thực hiện, nhưng còn những hạn chế. Thông tin tại UBND các cấp hiện nay vẫn chưa cập nhật thường xuyên để người dân nắm rõ được.
Để giúp người dân nắm rõ được những thông tin về quy hoạch và sử dụng đất đai hơn nữa. Các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan cần nhanh nhẹn và chủ động công khai với các thông tin như: quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư,…
Ngoài ra, cũng nên công khai bản đồ quy hoạch các dự án tại UBND phường, xã. Trong đó, nêu rõ các dự án đã quy hoạch và sắp quy hoạch là những dự án nào, địa điểm, diện tích quy hoạch, tiến độ thực hiện ra sao. Điều đó sẽ giúp người dân nắm bắt được thể quy hoạch, tránh việc đầu cơ đất dựa vào tin đồn.