BẤT ĐỘNG SẢN TP HCM: ĐẤT NỀN SẼ SỐT TRỞ LẠI
Điều gì sẽ là tác nhân kích thích đất nền TP.HCM bùng phát trở lại?
Sau nửa năm bùng phát từ cuối năm 2016. Đến tháng 6 vừa qua, cơn sốt đất nền tại TP.HCM đã bị chặn lại sau động thái cực kỳ mạnh tay đến từ UBND thành phố. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn cho rằng, không ngoại trừ khả năng cơn sốt đất nền sẽ quay trở lại vào giai đoạn những tháng cuối năm này.
Tháng 12/2016, BĐS TP.HCM có dấu hiệu thay đổi cơ cấu sản phẩm. Trong đó chung cư có dấu hiệu của việc chững lại. Giới đầu tư đã đổ xô sang thị trường đất nền và tạo nên cơn sốt trong khoảng 6 tháng.
Khởi nguồn của cơn sốt bắt đầu từ khu Đông. Bằng thông tin TP.HCM sẽ xây dựng cây cầu Cát Lái nối quận 2 (TP.HCM) với H.Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai).
Ngay sau khi thông tin lan rộng ra thị trường, ngay lập tức bất động sản nơi đây bùng nổ. Đỉnh điểm là ở những trục đường chính như Đồng Văn Cống, đến cả những con đường ngoại thành như Nguyễn Xiển, Nguyễn Duy Trinh (quận 9).
Ở thời điểm đó, giá đất có thể chênh lệch hàng chục triệu/nền chỉ sau 1 ngày. Thậm chí còn không có hàng để mua. Cơn sốt đã tạo ra “lốc xoáy” trên thị trường khi người dân tự ý treo cả biển bán đất nông nghiệp.
Thị trường đã ra sáo khi cơn sốt không còn tồn tại?
Từ tháng 3/2017, cơn sốt đất nền bắt đầu lan sang khu vực huyện Bình Chánh, Nhà Bè. Và tới tháng 5 đã ghi nhận cơn sốt tại huyện đảo Cần Giờ.
Khi thông tin TP.HCM sẽ xây dựng cầu Cần Giờ nối trung tâm TP.HCM với huyện đảo này. Không dừng lại ở đó, cơn sốt đất nền cũng còn “phủ sóng” cả H.Củ Chi, H.Hóc Môn với thông tin sẽ có siêu dự án ở H.Củ Chi và hàng loạt các dự án giao thông kết nối khác.
Cơn sốt được đẩy lên đỉnh điểm khi cả những tuyến đường nhỏ đều được treo biển có đât bán. Giá đất cũng thay đổi theo hướng tăng từng giờ. Những dự án phân lô bán nền nhỏ lẻ thì đua nhau mọc ra như “nấm mọc sau mưa”.
Trước thực trạng nguy cấp đó, UBND TP.HCM nhận định đó là một cơn sốt ảo và đưa ra biện pháp mạnh nhằm dập tắt cơn sốt. Trong đó, mạnh tay nhất là xử lý hình sự đối với các đối tượng thực hiện việc thổi giá đất lên cao. Trước động thái cứng rắn như thế của thành phố, cơn sốt đất nền đã nhanh chóng hạ sốt.
Theo nhiều khảo sát thực trạng của thị trường, 3 tháng sau khi cơn sốt đất bị dập tắt. Hiện thị trường đất nền phân lô bán lẻ tại TP.HCM đã ảm đảm hơn rất nhiều.
Những tuyến đường từng được coi là “rốn” của cơn sốt như Nguyễn Xiển, Đồng Văn Cống, Nguyễn Văn Linh,… vẫn có nhiều biển bán đất, vẫn có nhiều nhà môi giới. Nhưng người mua thì chẳng thấy đâu. Một hình ảnh u ám đã bao trùm toàn bộ khu vực này.
Ông Lê Hoàng Châu- Chủ tịch hiệp hội bất động sản TP.HCM cho biết. Nguyên nhân chính của các con sốt đất nền thì đều là do các thông tin chưa xác thực làm thổi bùng lên.
Dù chưa biết những dự án đó có được thực hiện hay không và bao giờ bắt đầu. Nhưng những cò đất vẫn dở các chiêu trò ôm đất và thổi giá để tạo sốt ảo kiếm lời. Sau khi đạt được mục đích làm bùng giá BĐS.
Giới đầu cơ này sẽ thực hiện tung đất đã gom từ trước với giá chênh lệch. Cứ người sau mua của người trước. Cuối cùng người mua sau sẽ là người chịu thiệt lớn nhất.
“Từ đây, câu chuyện có người nhiều đất nhưng lại không thể có gạo ăn. Có nhiều đất nhưng không thể bán để trả nợ ngân hàng. Kéo theo là tình trạng nợ xấu ngân hàng bắt đầu xuất hiện nhiều hơn và số tiền lớn hơn. Chỉ sau 3 tháng thị trường đi xuống, đã xuất hiện nhiều hình ảnh các bãi đất hoang cỏ mọc um tùm…”, ông Châu cho biết..
Có thể sốt trở lại được hay không?
Nguyên nhân cơn sốt đất nền nhiều người trong giới cho rằng, nó đến từ việc một số cấp chính quyền quá “vô tư” thông tin về dự kiến các quy hoạch. Để giới đầu cơ bám vào lợi dụng, tung tin và thổi giá. Theo dự đoán giai đoạn cuối năm này có thể cũng dễ có “bong bóng” vì sẽ có nhiều dự án được đầu tư ở giai đoạn này.
TP.HCM mới đây đã đưa ra nhiều thông tin về quy hoạch các dự án giao thông khắp trên địa bàn thành phố. Như đẩy nhanh xây dựng tuyến xe buýt nhanh (BRT) số 1 kịp đưa vào sử dụng năm 2018. Tuyến Metro số 3A nối từ ga Bến Thành – Tân Kiên cũng đang chuẩn bị được khởi công,…
Có nhiều quan điểm cho rằng, đất nền ở thị trường TP.HCM sẽ tăng trở lại. Bởi ở góc độ của nhà đầu tư, những mảng sáng của đất nền vẫn còn. Vì nhu cầu sở hữu nhà phố trong người dân còn rất lớn.
Ngoài ra, vào giai đoạn cuối năm dòng tiền trong dân cũng nhiều. Trong khi lãi suất ngân hàng đang ở mức ổn định và có chiều hướng giảm. Cho nên kênh đầu tư này sẽ không ngoại trừ khả năng người dân quay trở lại.