[Báo cáo] Tình hình Thị trường BĐS Việt Nam từ 2007 - 2011
“Ngủ đông” từ 2007 rồi lại xuất hiện những “cơn sốt nhẹ” vào nửa cuối 2009 báo hiệu sự hồi phục và tạo kỳ vọng cho các nhà đầu tư là những diễn biến trong suốt khoảng thời gian từ 2007 đến 2011 của thị trường bất động sản Việt Nam.
Dưới đây sẽ là những nhận định và thông tin về tình hình thị trường bất động sản Việt Nam từ năm 2007 đến 2011.
Cơn sốt nhẹ cho thị trường bất động sản Việt Nam ấm lên
Cơn sốt nhẹ đầu tiên phải kể đến là đất ở Đồng Nai. Theo đề án mở rộng TP Biên Hòa, các xã trong đề án lập tức sốt đất nông nghiệp. Giá đất ở đây tăng khoảng 30% so với đầu năm. Một lô đất nông nghiệp khoảng 1.000 m2 đầu năm giá 800 triệu đồng thì hiện đã được đẩy lên trên dưới 1,2 tỉ đồng.
Các loại đất nông nghiệp ở Phước Tân, Tam Phước, An Hòa, Long Hưng chỉ được mua bán sang tay nhưng giá rất cao. Sau cơn sốt đất ở Đồng Nai là đến “hiện tượng Nam Cường”, cơn sốt mua nhà, đất góp vốn dự án. Kế đó là cơn sốt giá đất tại các dự án trên địa bàn Hà Đông, Hà Nội mở rộng. Mức giá ở những nơi này được đẩy lên hàng ngày.
Tâm lý đám đông vô hình đã tạo nên những cơn sốt nhẹ cho thị trường bất động sản
Tâm lý đám đông, sự không minh bạch thông tin chính là nguyên nhân gây nên những cơn sốt nhẹ này. Nhưng không thể phủ nhận một điều là khách hàng bắt đầu chú ý đến phân khúc căn hộ hoặc lô – nền đất giá thấp; thị trường đang có xu hướng ngả về phía khách hàng có nhu cầu mua để ở hơn là đầu tư.
Như vậy, phân khúc giai đoạn này đã chuyển từ căn hộ cao cấp, biệt thự sang nhà ở giá thấp, nhà ở xã hội và những lô đất nền bình thường.
Do nguyên nhân chủ yếu của các đợt sốt đất đêu từ tâm lý đám đông nên nhiều người lo ngại đây chỉ là trạng thái bong bóng và nhà đất nhanh chóng rơi vào trạng thái đóng băng. năm 2009 bất động sản đã có dấu hiệu phục hồi dù chưa rõ nét. Tính đến tháng 9 năm 2009, dư nợ cho vay của các ngân hàng trên địa bàn đối với lĩnh vực BĐS là 75.800 tỷ tăng 20% so với thời điểm cuối năm 2008.
“Sự cổ vũ từ” ngân hàng dành cho thị trường bất động sản Việt Nam
Thị trường bất động sản Việt Nam đã đạt được một số thành tựu như phân khúc thị trường đã sôi động hơn. Chủ thể tham gia bất động sản rất đa dạng, lượng lớn sản phẩm đã được đưa vào vận hành, đi vào cuộc sống. Thị trường đã có chuyển biến tích cực.
Nguồn vốn dành cho bất động sản, rõ ràng thị trường nhà đất đang ngày càng khá lên và dần hồi phục. Để góp phần thúc đẩy thị trường cũng như “cổ vũ” cho bất động sản, thời gian sắp đến ngân hàng đẩy mạnh cho vay bất động sản Việt Nam trong giai đoạn này do họ đánh giá thị trường còn nhiều tiềm năng.
Một khi “hầu bao” của các ngân hàng đã mở thì thời điểm khởi sắc của thị trường này không còn là xa vời nữa. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các chủ dự án sẽ được vay thêm để bảo đảm tiến độ tung hàng ra thị trường, còn các khách hàng an tâm khi lại được cho vay để mua căn hộ, nền đất.
Các chuyên gia địa ốc cho rằng dựa theo các diễn biến về giá BĐS nhà ở tại Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng, dự báo năm 2010, giá nhà đất có chiều hướng tăng hoặc chững lại trong một thời gian chứ không hề giảm, nếu giá giảm đó là chỉ giảm trong ngắn hạn rồi sau đó lại tiếp tục tăng. Ngoài ra, giá cả nhiều dự án trong năm 2010 sẽ hợp lý hơn với những người có nhu cầu thực sự.
Với những dự báo đầy thuận lợi kết hợp diễn biến tốt đẹp từ phía thị trường, nguồn vốn ngân hàng… nhà đầu tư có quyền kỳ vọng vào “cơn sốt” bền vững của thị trường bất động sản trong thời gian tới.
Năm 2011 với xu hướng và cường độ mạnh hơn nhưng vẫn chưa thể cứu vãn tình thế
Thị trường bất động sản bị ảnh hưởng nặng nề bởi chính sách tiền tệ thắt chặt để kiểm soát lạm phát. Đến quý III.2011 đã có nhiều doanh nghiệp và dự án phải giảm giá mạnh (từ 30 – 50%) để bán tháo nhằm cứu vãn tình thế. Mặc dù xu hướng giảm giá đã kéo dài âm ỉ từ đầu năm 2011 đến nay nhưng đến hiện tại xu hướng và cường độ đã diễn ra mạnh hơn bao giờ hết.
Đầu năm họ cố gắng cầm cự với hy vọng cuối năm thị trường bất động sản sẽ ấm lên, chính sách tiền tệ sẽ được nới lỏng để cứu các Doanh Nghiệp như kịch bản của những năm trước đây. Tuy nhiên, gần hết năm mà tình hình càng ngày càng tồi tệ đi khiến nhiều Doanh Nghiệp sực tỉnh và bắt đầu ào ạt xả hàng để vớt vát. Mặc dù biết có thể đã quá muộn. Nhưng dù muộn đến mấy vẫn còn hơn không.