Giai đoạn năm 2003 – 2006 chính là một trong những giai đoạn thị trường bất động sản Việt Nam đóng băng triền miên mang đến không ít ảnh hưởng cho nhiều nhà đầu tư lẫn khách hàng mua bán.

Vậy để biết và hiểu rõ hơn về tình hình thị trường bất động sản Việt Nam giai đoạn 2003 – 2006 và những giải pháp trong giai đoạn đó thì bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Thị trường bất động sản Việt Nam

Bất động sản Việt Nam 2003 – 2006 “năm sau lạnh hơn năm trước”

Sau khoảng thời gian biến động và lên tới đỉnh, giá bất động sản ở Việt Nam đã bắt đầu đi vào giai đoạn “trầm lắng”, “đóng băng” giống như các nhà kinh doanh bất động sản đã nhận định. Thị trường Bất Động Sản năm sau lạnh hơn năm trước, các giao dịch mua bán Bất Động Sản cũng ít và ở mức giá thấp hơn so với các năm 2001, 2002. Theo số lớn thống kê từ Bộ Xây dựng; năm 2003 giao dịch bất động sản thành công đã giảm 28%, năm 2004 giảm 56% và năm 2005 thì đã giảm tới 78%.

Tại các khu đô thị lớn ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, giá 1m2 của căn hộ vào năm 2004, giá trung bình khoảng 20 trđ/m2. Còn tai các tỉnh lân cận Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thì gần như không có người mua – người bán bất động sản, giao dịch bước vào giai đoạn “đóng băng”.

Cầu về bất động sản giảm mạnh khiến cung – cầu lệch mạnh gây nên tình trạng đóng băng

Tuy cầu về Bất Động Sản giảm mạnh, song giá bất động sản ở Việt Nam hiện vẫn đang ở mức cao so với khu vực và thế giới và so với thu nhập thực tế của người dân. Tâm lý “chờ đợi” của người dân là muốn giá bất động sản xuống nữa, “xuống đến đáy” để mua vào thì mới có hiệu quả cao nhất. vậy nên , nhu cầu đối với thị trường mua bán đất dự án, căn hộ xụt giảm.

Từ năm 2004 đến nay, giá vàng liên tục tăng. Trong khi giá bất động sản được đánh giá là quá cao, tuy nhiên khi giao dịch lại thường được tính bằng vàng, nên đối với việc giá vàng tăng đã góp phần khiến thị trường Bất Động Sản bị “đóng băng” hơn nữa. Song, nhà nước thúc đẩy và khuyến khích xây dựng các khu chung cư, khu biệt thự tại các thành phố, các khu công nghiệp khiến quĩ nhà ở tăng lên đã giảm bớt sự mất cân đối cung – cầu.

Cung về bất động sản tăng nhanh cũng khiến cung – cầu lệch mạnh

Vào thời điểm này, khi giá đất, giá vật liệu xây dựng đang ổn định thì việc đầu tư vào xây dựng các chung cư sẽ mang lại lợi nhuận rất lớn cho các nhà đầu tư. Theo đánh giá của các chuyên gia, giá chung cư cao cấp từ khoảng 10-15 trđ/m2 cao gấp 3 – 4 lần giá trị thật, nên nếu xây dựng các chung cư cao trên 10 tầng, giá đất sẽ chỉ vào khoảng 500.000đ/m2 và theo đơn giá xây dựng tại thời điểm đó, giá mỗi m2 nhà vào khoảng 3 – 4 trđ, thì giá bất động sản ở nước ta đã ở mức quá cao so với giá thành thực tế.

Các chính sách, luật đưa ra hạ nhiệt thị trường bất động sản

Nhà nước đã áp dụng các biện pháp nhằm hạ nhiệt thị trường Bất Động Sản. Chính phủ cũng ban hành nhiều văn bản nhằm lập lại kỷ cương, trật tự, ổn định cho thị trường nhà đất và hạn chế tình trạng mua bán đất mà không có giấy tờ hợp pháp, đồng thời hạn chế tình trạng đầu cơ (Nghị định 181 ngày 29/10/2004 của Chính phủ qui định “Dự án phải xây dựng nhà xong mới được bán”, Nghị định 182 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, v.v.). Chỉ sau vài tháng, cơn sốt nhà đất tại 2 thành phố lớn đã lắng dịu hơn, giá nhà đất cũng có các dấu hiệu giảm. Giá nhà đất tại các tình, thành phố, địa phương khác cũng đã nguội dần và bắt đầu ổn định.

Các giải pháp hữu hiệu cho thị trường bất động sản ổn định và phát triển

Việc đầu tiên chính là cân đối lại Cung – Cầu. Các cơ quan Nhà nước cần phải tổ chức lại cuộc điều tra cung – cầu về nhà ở, căn hộ và thu nhập tại Việt Nam để có các cơ sở cân đối lại cung – cầu đồng thời đánh giá tiềm năng của thị trường Bất Động Sản Việt Nam trong tương lai, từ đó có thể đưa ra chính sách hợp lý.

Một trong những chủ trương quan trọng hiện nay của Chính phủ là phát triển quỹ nhà ở xã hội “giá rẻ” cho người có thu nhập thấp. Nếu chủ trương này được thực hiện thì sẽ góp phần tăng cung về nhà ở, cũng như làm ổn định và lành mạnh thị trường Bất Động Sản.

Sau đó đưa giá bất động sản về giá trị thực và hoàn thiện hệ thống, cơ chế, chính sách về quản lý thị trường Bất Động Sản. Đồng thời, hình thành một thị trường Bất Động Sản công khai, minh bạch và đầy đủ thông tin cung cấp cho người mua cũng như người bán.