BÁO CÁO TÌNH HÌNH BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM NỬA CUỐI 2013 – ĐẦU 2014
Thi truong bat dong san Viet Nam ghi nhận hàng loạt dự án từ các phân khúc tung ra khiến thị trường đang chuyển mình tỉnh giấc từ nửa cuối năm 2013 và sang nửa đầu năm 2014 thị trường đã bắt đầu sôi động thật sự.
Ngay sau đây sẽ là những tình hình về thị trường bất động sản Việt Nam từ cuối năm 2013 đến nửa đầu năm 2014 với những diễn biến điển hình của nó. Mời các bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.
Nửa cuối 2013 tại các tỉnh và thành phố có những sự chuyển biến nhẹ từ các sản phẩm bất động sản và nhà đầu tư
Tại Thanh Hóa, dự án FLC Complex Thanh Hóa có tổng số vốn đầu tư lên tới 1200 tỷ đồng đã được khởi công, gồm một công trình hỗn hợp cao 18 tầng và 1 tầng hầm; một công trình hỗn hợp cao 6 tầng. Trước đó, chủ đầu tư này cũng đã đầu tư khoảng 5.500 tỷ đồng vào tổ hợp dự án sân golf 18 lỗ cùng khu nghỉ dưỡng 5 sao tại Sầm Sơn và 7.000 tỷ vào một dự án tại Khánh Hòa.
Ở Quảng Ninh, Vingroup cũng đã vừa công bố thông tin, trung tâm thương mại Vincom Center Hạ Long sẽ được khai trương vào tháng 10. Sau các dự án bất động sản nghỉ dưỡng tại Nha Trang, Đà Nẵng, sắp tới đây, Vinpearl Phú Quốc cũng sẽ chính thức được khai trương.
Trong khi đó, thông qua M&A bất động sản, nhiều dự án ở các tỉnh cũng đã bắt đầu hồi sinh. Phải kể đến là tỷ phú Israel Igal David Ahouvi đã mua lại dự án Alma Resort (Khánh Hòa) với giá 300 triệu USD. Hay trong quý I/2014, Vinaland (thuộc sở hữu Tập đoàn VinaCapital) đã rút toàn bộ cổ phần tại Vina Properties Pte, công ty đang sở hữu khách sạn Movenpick Sài Gòn và thu về 16,1 triệu USD.
Có thể thấy số vốn các nhà đầu tư đã đầu tư vào các dự án là tương đối lớn. Nhiều dự án được đầu tư vốn cũng đã và đang trên đà hồi sinh và ra mắt quý khách hàng.
6 tháng đầu năm 2014 với dòng vốn FDI theo diễn biến tích cực
Dòng vốn FDI cũng đang diễn biến rất tích cực. Theo báo cáo mới nhất của Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và đầu tư), trong 6 tháng đầu năm 2014, bất động sản giữ vị trí thứ hai về thu hút vốn FDI với 16 dự án đăng ký mới. Tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đã đạt 692,3 triệu USD, tăng 65% so với 6 tháng đầu năm 2013. Theo dự báo, trong thời gian tới dòng vốn FDI sẽ tiếp tục “chảy” một lượng lớn vào BĐS.
Nhìn lại thị trường 6 tháng đầu năm 2017, ông Marc Townsend là đại diện CBRE VN cho rằng có nhiều tin tốt hơn là tin xấu. Các chỉ số kinh tế nước ta mặc dù có những biến động trong ngắn hạn nhưng cũng vẫn khả quan hơn trong dài hạn.
Các phân khúc trong thị trường có bước chuyển biến mới đầy tích cực
Ở phân khúc căn hộ để bán, theo ông Marc Townsend thì phân khúc nhà bình dân vẫn là đề tài nóng hổi. Còn ở phân khúc trung và cao cấp thì nhiều người sẽ mua để ở hơn và làn sóng đầu tư căn hộ mua để cho thuê sẽ quay trở lại thành phân khúc cao cấp. Giá của các căn hộ có xu hướng giảm nên người mua có thể sẽ nâng cấp phân khúc lên phân khúc nhà có chất lượng tốt hơn.
Ngoài ra nhiều chủ đầu tư cũng đã bắt đầu xem xét khởi động lại các kế hoạch phát triển dự án nhà ở và khu đô thị trước đây của mình.
Theo ông Nguyễn Hồng Sơn, đại diện Savills, trong những tháng cuối năm thị trường vẫn tiếp tục có những diễn biến tốt – ít nhất là ổn định. Nhưng xu hướng tăng giá thì chưa hẳn đã hình thành. Ngoài ra cũng cần nhấn mạnh thêm rằng trong tình hình chung của nền kinh tế đang hồi phục thì thị trường BĐS nửa cuối năm 2014 sẽ tiếp tục ghi nhận các dấu hiệu tích cực.
Có thể thấy sau thời gian đóng băng trước đó thị trường bất động sản Việt Nam đã chịu những tổn thất nặng nề và nó đang dần ấm lên vào những năm 2013 và 2014 với những diễn biến khả quan hơn. Và sẽ mang đến nhiều cơ hội đầu tư cho cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài và kỳ vọng thị trường bất động sản Việt Nam sẽ có những bước tiến xa hơn.