[Báo cáo] Thị trường BĐS Việt nam đóng băng 2004 - 2006
Sau khoảng thời gian nóng sôi sùng sục thì thị trường bất động sản Việt Nam lại chuyển sang giai đoạn đầy khó khăn khi bỗng chốc vào giai đoạn “đóng băng triền miên” từ năm 2004 đến 2006 với nhiều nỗi lo của các chủ đầu tư.
Vậy trong giai đoạn này thị trường có diễn biến cụ thể ra sao và nguyên nhân nào đã dẫn đến tình trạng đóng băng, chúng ta hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Sự chuyển biến đột ngột 2004 – 2006 với trạng thái “đóng băng triền miên”
Sau giai đoạn nóng sốt đến mức nhà nước phải can thiệp vào để điều chỉnh là giai đoạn đóng băng triền miên kéo dài trong năm 2004 – 2006. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chủ yếu do sự điều chỉnh của nhà nước. Năm 2004 Chính phủ đã ban hành Nghị định 182 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Nội dung nghị định quy định “Dự án phải xây dựng nhà xong mới được bán” chính vì vậy, việc bán đất nền là không cho phép đã tác động mạnh tới thị trường bất động sản Việt Nam.
Bên cạnh nguyên nhân vì những chính sách của nhà nước còn có nguyên nhân do thị trường bất động sản Việt Nam bị tác động từ việc lợi nhuận trong kinh doanh bất động sản giảm mạnh. Trong lúc đó, các lĩnh vực đầu tư khác như vàng, chứng khoáng, ngoại tệ lại đang trên đà phát triển và cho lợi nhuận cao hơn nhiều so với nhà đất.
Phân tích những nguyên nhân dẫn đến sự trầm lắng của thị trường
Nguyên nhân chính dẫn đến sự trầm lắng của thị trường bất động sản Việt Nam thời gian đó được cho là trước đó đã tăng quá mạnh và các chính sách can thiệp của cơ quan quản lý.
Cầu giảm mạnh do giá bất động sản ở Việt Nam ở mức quá cao so với thu nhập thực tế của nhiều người dân. Nhà nước thúc đẩy và khuyến khích xây dựng các khu chung cư và khu biệt thự ở các thành phố, các khu công nghiệp hơn làm cho quỹ nhà ở tăng lên, giảm bớt sự mất cân đối cung – cầu.
Cung về bất động sản trong nước tăng nhanh. Dù cầu giảm nhưng vẫn có hàng hoạt dự án ra đời. Tâm lý chờ đợi của người dân. Nhu cầu mua bán đất dự án và căn hộ giảm. Bên cạnh đó, lợi nhuận thu từ kinh doanh bất đống sản giảm mạnh trong khi giá vàng liên tục tăng cao từ 2004 trở lại đây. Những tiêu cực trong xây dựng và đất đai nên Nhà nước đã áp dụng các biện pháp nhằm hạ nhiệt thị trường bất động sản xuống.
Giải pháp cơ bản để ổn định và phát triển thị trường bất động sản tại Việt Nam
Cân đối lại Cung – Cầu: Các cơ quan Nhà nước cần điều tra cụ thể về tình hình cung – cầu về nhà ở, căn hộ và thu nhập của người dân Việt Nam để có cơ sở cân đối lại cung – cầu, đánh giá tiềm năng của thị trường bất động sản Việt Nam, từ đó đưa ra chính sách hợp lý để điều tiết thị trường bất động sản.
Đưa giá bất động sản về giá trị thực: Do giá bất động sản Việt Nam được đánh giá là cao hơn giá trị thực nhiều, quan trọng hơn là phù hợp với khả năng thanh toán của người tiêu dùng.
Hoàn thiện hệ thống, chính sách về quản lý thị trường bất động sản: Nhà nước cần đảm bảo nguyên tắc đồng bộ, nhất quán của thị trường; đồng thời, phải tăng cường tính cạnh tranh. Thông qua việc ban hành các chính sách và tài chính, thuế hợp lý để thị trường bất động sản có hoạt động lành mạnh.
Suy cho cùng thì thị trường bất động sản Việt Nam…
Xét cho cùng thị trường bất động sản Việt Nam trong giai đoạn “đóng băng” đã mang đến không hề ít những ảnh hưởng phải kể đến như: Sụt giảm đầu tư, Làm tăng nguy cơ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng, GDP giảm, Thất nghiệp tăng, Mất cân bằng cung cầu.
Các hoạt động mua bán bất động sản đình trệ khá lâu khiến bây giờ đìu hiu, người bán thì nhiều trong khi người mua thì vẫn chờ đợi tình hình sắp tới như thế nào. Nguồn cung tiền đổ vào thị trường giảm sút nghiêm trọng do thiếu tiền đã giảm hẳn việc cho vay đầu tư.
Khó khăn trong thị trường nhà đất kéo theo khó khăn trong hệ thống ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu càng tăng lên tất nhiên sẽ ảnh hưởng xấu đến rủi ro tín dụng của toàn hệ thống. Chủ đầu tư bất động sản thường tập trung vốn làm chi phí đền bù, giải tỏa, giải phóng mặt bằng, nhằm mục đích thế chấp vay vốn ngân hàng với lãi suất thấp. Giờ đây thị trường biến động mạnh nên nguồn tín dụng bị thắt chặt nhằm chống lạm phát nên một số chủ đầu tư đứng trên bờ vực phá sản.