Thị trường bất động sản Việt Namcó những biến động trong khoảng từ 7 – 9 năm với bốn giai đoạn là sốt nóng – hạ nhiệt – đóng băng – phục hồi. Biến động thị trường bất động của Việt Nam thuộc tốc độ trung bình so với các nước phát triển.

Tình hình bất động sản Việt Nam còn phụ thuộc vào các yếu tố như tốc độ phát triển kinh tế trong nước, tốc độ đô thị hóa, các chính sách nhà nước can thiệp,… Bài viết dưới đây sẽ cho bạn đọc một cái nhìn toàn cảnh về thị trường bất động sản.

Hồi phục và cơn sốt nhà đất lần 2 năm 2001 – 2003

Kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2001 được hồi phục và có sự tăng trưởng mạnh trở lại với kí kết hiệp định thương mại Việt – Mỹ và Luật đất đai được sửa đổi tạo điều kiện cho thị trường bất động sản hồi phục và phát triển hơn.

Luật đất đai được sửa đổi mang đến cơ hội cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà đất ở Việt Nam đã làm cho nhu cầu nhà đất gia tăng. Các tỉnh thành, thành phố đồng thời thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch đất đai mở rộng đô thị đã tạo ra cơ hội đầu tư trước quy hoạch. Từ cuối năm 2001, thị trường bất động sản Việt Nam được hồi phục và tạo ra cơn sốt nhà đất lần thứ 2 và kéo dài đến cuối năm 2003.

Sự hạ nhiệt và nguy cơ đóng băng nhà đất lần 2 năm 2003 – 2006

Nhà nước đã ban hành chính thức Luật đất đai năm 2003 trước cơn sốt bất động sản về quy định mới kiểm soát cung cầu đất đai và có quy định chi tiết qua Nghị định 181/NĐ-CP chấm dứt tình trạng phân lô bán đất nền đã khiến thị trường bất động sản Việt Nam hạ nhiệt và có nguy cơ đóng băng lần 2 do không có nhiều giao dịch và nhu cầu giao dịch khác đất nền. Giá cả nhà đất thời kỳ này tương đối ổn định.

Cơn sốt nhà đất lần 3 trong năm 2007 – 2008

Thị trường bất động sản Việt Nam xuất hiện cơn sốt lần 3 từ cuối năm 2007 – 2008 với sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế, nguồn vốn FDI đổ mạnh vào Việt Nam cao cùng với lãi vay ngân hàng thấp, cơ chế thoáng đã giúp nhiều người dân dễ dàng vay vốn đầu tư bất động sản. Ngoài ra, nhận thấy cơn sốt nhà đất lần 3 còn do hiện tượng nhiều nhà đầu tư lĩnh vực khác chuyển vốn sang đầu tư cho bất động sản. Cũng do tâm lý lo lắng về lạm phát và sự mất giá của tiền tệ tạo ra nhu cầu về nhà đất tăng đột biến, giá của nhà đất tăng mạnh.

Thị trường bất động sản từ năm 2008 – 2014 đóng băng triền miên nhà đất lần thứ 2

Cứ mỗi lần đứng trước cơn sốt nhà đất, Nhà nước lại phải có những chính sách khác nhau. Trước cơn sốt lần 3, Nhà nước có chính sách thắt chặt tín dụng, hạn chế tỉ lệ cho vay, đẩy lãi suất cho vay lên cao đã giúp thị trường bất động sản hạ nhiệt và giảm mạnh giá, số lượng giao dịch. Điều đó khiến thị trường bất động sản miền Nam bị ảnh hưởng mạnh và miền Bắc giảm ít hơn hoặc đi ngang.

Thị trường bất động sản từ năm 2014 có sự hồi phục và tạo đà cơn sốt bất động sản cao cấp

Trước sự đóng băng của thị trường nhà đất, Nhà nước đã quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, và tầm nhìn 2050 đã tác động lớn đến thị trường bất động sản Việt Nam, đặc biệt là tại Hà Nội.

Bên cạnh những nguyên nhân về sự cung cầu thị trường, tâm lý nhà đầu tư thì việc thông tin về định hướng cơ bản của các đồ án quy hoạch chung xây dựng Hà Nội đã tác động không hề nhỏ đến quyết định của nhà đầu tư, từ đó tác động tới xu hướng chung thị trường. Trong khi đó Thành phố Hồ Chí Minh vẫn sụt giảm mạnh về giao dịch và chững lại giá nhà đất.

Có hàng loạt chương trình khuyến mại giảm giá của chủ đầu tư đưa ra nhưng thị trường vẫn không có gì chuyển biến. Giá của nhiều dự án và sản phẩm giảm. Thậm chí có những nơi, những sản phẩm giảm đến 50%.

Tuy nhiên, chủ yếu do tác động của khủng hoảng và cuộc đóng băng tín dụng nên thị trường không có tính thanh khoản cao. Vì vậy, giá có giảm chủ yếu là cắt lỗ và thoái vốn. Do đó, giao dịch thực cũng không nhiều. Nhiều dự án nhà thương mại và đầu tư xây dựng khu đô thị được điều chỉnh cơ cấu, chuyển đổi sang làm nhà ở xã hội. Từ năm 2014 trở đi, giá bất động sản có dấu hiệu tăng nhẹ trở lại.