[Phân tích] Thực trạng thị trường BĐS Việt Nam 2011 - 2013
Sau giai đoạn khủng hoảng thị trường bất động sản năm 2007 – 2009 thì đã có những chuyển biến mới vào giai đoạn sau từ năm 2011 – 2013.
Dưới đây là những mốc thời gian cùng những diễn biến chính của thị trường bất động sản Việt Nam kể từ năm 2011 đến năm 2013.
Giai đoạn từ 2011 đến giữa năm 2012
Những chính sách đưa ra kiềm chế lạm phát đã khiến thị trường càng khó khăn hơn
Ngành bất động sản Việt Nam đang trầm lắng kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ năm 2007 – 2009. Những chính sách của chính phủ đưa ra với nỗ lực kiềm chế lạm phát đầu năm 2011 đã khiến cho thị trường bất động sản càng thêm khó khăn. Vào tháng 1 năm 2011, Thủ tướng đã ban hành Nghị quyết số 02 về giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế đảm bảo an sinh xã hội.
Ngân hàng nhà nước Việt Nam cũng ban hành chỉ thị về việc thực hiện giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Theo chỉ thị này, các tổ chức tín dụng phải giảm dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất xuống còn 16% cuối năm 2011. Điều này đã giáng thêm một đòn nặng vào thị trường Bất Động Sản bên cạnh nghị quyết số 02.
Ngân hàng thắt chặt cũng khiến cho tình hình thị trường bất động sản đi xuống
Do dựa nhiều vào vốn vay từ tăng trưởng tín dụng, nên khi các ngân hàng buộc phải thắt chặt tăng trưởng tín dụng thì bất động sản cũng bắt đầu chật vật tìm vốn vay. Các ngân hàng thì lao vào cuộc chạy đua lãi suất huy động trong năm 2011. Lãi suất huy động tăng dẫn tới lãi suất vay tăng trong khi tín dụng thắt chặt đã khiến cho nguồn vốn đổ vào thị trường bất động sản và niềm tin của các nhà đầu tư sụt giảm nghiêm trọng, chi phí tài chính của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cũng tăng đột biến.
Những cụm từ xuất hiện nhiều nhất trên các mặt báo và các phương tiện thông tin đại chúng bấy giờ như lạm phát, chạy đua lãi suất huy động và ngân hàng mất thanh khoản cho thấy một bức tranh u ám của nền kinh tế Việt Nam. Những yếu tố trên cùng với việc tăng giá điện, xăng dầu đã làm cho chỉ số giá CPI cả nước năm 2011 vào tháng 4 với mức tăng 3.32%.
Giai đoạn từ nửa cuối 2012 đến đầu 2013
Tồn kho nhiều có lẽ là do quá chú ý đến đến phân khúc cao cấp mà bỏ qua các phân khúc khác
Do đã lạm phát phần nào được kiềm chế ổn định và không còn là lo ngại chính nữa thì bấy giờ chính phủ phải tập trung vào giải quyết hàng tồn kho, tháo gỡ khó khăn từ hệ quả của thắt chặt chính sách tiền tệ.
Vì đặc điểm của ngành Bất Động Sản Việt Nam là chỉ có tập trung vào phân khúc cao cấp mà quên đi phân khúc nhà giá rẻ đã khiến cho hàng tồn kho ở phân khúc cao cấp tăng cao. Trong khi đó, những người có nhu cầu thực về nhà ở lại không thể mua được nhà bởi số lượng nhà vừa túi tiền rất hạn chế trên thị trường.
Nhà nước giúp đỡ khó khăn cho thị trường bất động sản
Chính phủ đã nhân thức được sự khó khăn của nền kinh tế hiện tại nằm ở nợ xấu nên chính thức cho phép loại bất động sản ra khỏi lĩnh vực phi sản xuất nhằm tháo gỡ khó khăn và đặc biệt là giúp cho ngành Bất Động Sản bớt khó khăn bằng việc giảm tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 3%.
Nhờ những chính sách của nhà nước tuy không chắc chắn vực dậy được thị trường bất động sản Việt Nam vốn đang trầm lắng nhưng sẽ tác động tích cực về mặt tâm lý cũng như giúp làm tăng số lượng giao dịch trong ngành.
Hàng loạt các doanh nghiệp Bất Động Sản thay nhau chuyển đổi dự án từ cao tầng thành thấp tầng, đổi kết cấu dự án sao cho phù hợp với chính sách của chính phủ và nhiều doanh nghiệp cũng đang xin chuyển từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội.
Năm 2013 bỗng trở thành năm cho phân khúc đầy màu mỡ ngỡ bị bỏ quên
Năm 2013, dự báo là năm bùng nổ của nhà giá rẻ khi chủ đầu tư và các công ty Bất Động Sản tập trung khai thác phân khúc đầy màu mỡ mà bấy lâu nay bị bỏ quên, người mua nhà cũng chọn lựa được căn nhà ưng ý vừa với thu nhập của mình.
Do thị trường Bất Động Sản khó khăn và niềm tin của các nhà đầu tư sụt giảm do ngân hàng thắt chặt tín dụng nên đã khiến áp lực tài chính dẫn đến các doanh nghiệp thuộc ngành này phải tìm cách bán tháo giảm giá Bất Động Sản.
Nếu năm 2012 xu hướng nhà đầu tư nội lấn át thì năm 2013 được đánh giá các nhà ngoại sẽ chi phối chủ yếu hoạt động trên thị trường Bất Động Sản. Minh chứng cho điều này là Lotte đã công bố việc mua lại 70% cổ phần của Tập đoàn Kotobuki và đổi tên khách sạn thành Lotte Legend Hotel, cho thấy tham vọng lấn sân của Lotte trong lĩnh vực khác tại Việt Nam.