3 MIẾU THỜ NHẤT ĐỊNH BẠN NÊN ĐẾN TẠI PHỐ CỔ HỘI AN
Phố cổ Hội An là một điểm đến du lịch được rất nhiều du khách trong và ngoài nước tới đây để tham quan, du lịch hàng năm. Nơi đây hội tụ rất nhiều đặc điểm khiến bất kỳ ai đến đây cũng đều cảm thấy lưu luyên không muốn dời đi.
Không chỉ là sự văn minh trong lối sống của người dân nơi đây; hay nhữngđịa điểm du lịch nghỉ dưỡng đẹp và lạ; mà nơi đây còn thu hút du khách bởi những nét văn hóa truyền thống, nhũng địa điểm văn hóa tín ngưỡng tâm linh đã có từ bao đời nay, được người dân nơi đây gìn giữu và phát triển. Nếu có dịp du lịch tại Hội An, bạn nhất định phải tìm đến để khám phá 3 miếu thờ cổ tại nơi đây.
Miếu ông Cọp
Từ sau năm 1900, Hội An được phát triển mở rộng về hướng bắc, bắt đầu hình thành nên khu nhà ngói dọc theo hai bên đường Phan Chu Trinh bây giờ, thì ở ven ngoại ô cũng hình thành khu xóm mới. Tại đây, người dân đã cho xây dựng nên “miếu Ông Cọp” trên vuông đất nhìn thẳng ra đường lộ hướng về phía cổ trấn.
Theo như nội dung được ghi chép lại trong hai tấm bia đá còn lại trong đình với nét chữ rất mờ và khó có thể dịch chuẩn xác được thì ngôi đình được thành lập vào ngày 18 tháng 4 năm Bảo Đại thứ mười một ( tức là năm 1936).
Nhìn vào nội thất bên trong của đình bạn cũng có thể thấy được rẳng, đình đã được trùng tu lại, tuy nhiên vẫn có rất nhiều dấu tích của kiến trúc cổ vô cùng đặc sắc mà bạn có thể chiêm ngưỡng.
Đây là một ngôi miếu khá linh thiêng, hằng năm vào hai ngày là 17 và 18 tháng giêng, người dân địa phương sẽ tổ chức cúng đình.
Miếu Sơn Tịnh Nam Diêu
Làng cổ Thanh Hà ngày trước có tất cả là mười ba ấp, trong đó có ba ấp chuyên làm nghề gốm. Ban đầu thì là hai ấp Thanh Chiếm, An Bang. Sau đó có thêm là Nam Diêu.
Ở Hội An chỉ có Nam Trung (Cẩm Nam) và Nam Diêu (Thanh Hà) là 2 địa điểm có nhiều miếu thờ quy tụ về một vị trí nhất.Trong đó có miếu thờ Sơn Tịnh Nam Diêu, khá nổi tiếng và được nhiều người biết đến.
Dân ta trước kia theo tín ngưỡng dân gian, thường hay lập miếu thờ thần với mong muốn cầu bình an, mong được hưởng ân trạch của chư vị thánh thần theo như sắc phong mà nhà vua đã ban cho thần.
Lúc bấy giờ, Sơn Tinh nhị vị chính là hai vị thần được vua triều Nguyễn sắc phong nên người dân địa phương đã lập riêng một miếu thờ dành co 2 vị thánh thần này.
Miếu thờ gồm có ba gian. Gian giữa chính là nơi thờ Nhị Vị Sơn Tinh với hai câu đối:
Sơn Tinh chân hiển hách
Thủy Tinh vĩnh anh linh
Theo truyền thống, trong nhà thờ tự, ở giữa là bệ thờ tổ, còn bên trái là bệ thờ hàng chiêu. Vì vậy, gian tả chính là nơi thờ chư thần phối tế Phụng Chiêu. Còn gian hữu là nơi thờ các vị chư thần phối tế:
Miếu Sơn Tinh Nam Diêu là ngôi miếu cổ chưa rõ ngày lập tự nhưng đây chính là ngôi miếu có quy mô, kết cấu vững chắc nhất. Với tường dày 45 phân được làm bằng loại gạch đặc 6x13x27, mái miếu được thiết kế dạng vòm gạch, phần mái ngói phía bên trên có tô điểm thêm cho kiến trúc đình chùa đương thời.
Dân làng truyền rằng: “vua Minh Mệnh từng dừng chân nơi đây”. Chính vì vậy mà dân làng nghề ngói gạch Nam Diêu đã chọn khu đất này chính là địa điểm ấn định để xây khu tứ sở (bốn miếu).
Ngoài miếu Sơn Tinh Nam Diêu ra, nơi đây còn có một số miếu thờ linh thiêng khác như: Miếu Thần bổn xứ; Miếu Tổ nghề gốm; Miếu Âm linh;…
Miếu thờ tổ nghề gốm Nam Diêu
Miếu thờ tổ Nam Diêu được dân làng xây dựng vào năm vuaTự Đức thứ 21(tức là vào năm1868) tại ấp Nam Diêu, xã Thanh Hà (nay thuộc khối 5, phường Thanh Hà, thành phố Hội An) để thờ cúng tổ nghề gốm, các bậc thánh nhân tiền hiền và hậu hiền – những người đã có công trong công việc truyền bá và phát triển nên nghề gốm tại Nam Diêu, Thanh Hà, Hội An.
Để tưởng nhớ đến những bậc tiền nhân xưa cũng như các vị thần bảo hộ cho nghề, vào ngày mồng 10 tháng Giêng âm lịch hằng năm, người dân địa phương nơi đây lại tổ chức một lễ cúng rất linh đình.
Cùng với miếu tổ nghề, trong khuôn viên chung ở đây còn có các ngôi miếu thờ khác như: Miếu Bạch Mã Thái Giám, miếu Âm linh, miếu Ngũ Hành tiên nương, miếu Sơn tinh Nhị vị;… Đó là những ngôi miếu thờ được nhân dân xây dựng vào những thời điểm khác nhau.
Đây là những công trình tín ngưỡng lâu đời của người dân nơi đây, nó không chỉ liên quan đến nghề gốm mà nó còn gắn liền với đời sống văn hóa tâm linh của bất kỳ cư dân thuộc một làng nghề thủ công truyền thống nào khác ven sông cận kề với cảng thị Hội An.
Hãy đến với 3 miếu thờ linh thiêng này để có thêm cho mình những hiểu biết mới về những loại hình tín ngưỡng tâm linh của người dân cũng như khám phá thêm được những công trình kiến trúc cổ độc đáo và mới lạ tại nơi đây.